Alo V9 (01/01/2025): Người già mất niềm tin với thuốc giãn tĩnh mạch

 
Alo V9 (01/01/2025): Người già mất niềm tin với thuốc giãn tĩnh mạch

VTV9.vtv.vn - Tháng 4 năm nay, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã xử phạt một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage ở quận 7, ngang nhiên quảng cáo là phòng khám chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao. Tuy nhiên, những cơ sở tự nhận là phòng khám, nhà thuốc như thế này có thể nói là không ít, đặc biệt trên môi trường online. Mới đây ALOV9 lại tiếp tục nhận được phản ánh của người dân liên quan đến vấn đề này.

Khán giả Lê Trọng - 70 tuổi, cư trú tại huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh phản ánh: Vì tin vào những lời chào mời là thời gian điều trị ngắn, bệnh khỏi nhanh, không khỏi hoàn lại tiền, cộng thêm là hình ảnh quảng cáo lại là các nghệ sĩ nổi tiếng và có cả logo của Đài truyền hình quốc gia nên những người lớn tuổi như ông đã đặt niềm tin mua hàng. Thế nhưng sau thời gian dài sử dụng thì hiệu quả không thấy đâu mà chỉ thấy mệt thêm.

Sau khi phản ánh đến đường dây nóng AloV9, phóng viên chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu.

Theo chia sẻ của ông Lê Cảnh Trọng với phóng viên AloV9, thì ông bị suy giãn tĩnh mạch đã 5 năm nay. Vì thế khi xem được quảng cáo trên facebook về 1 loại thuốc có thể chữa khỏi căn bệnh này, ông cho biết: Mình như người chết đuối vớ được cọc.

PNHN-0101-alov9 le canh trọng.jpg
Ông Lê Cảnh Trọng - người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ông Lê Cảnh Trọng, người bệnh suy giãn tĩnh mạch: "Cuối tháng 7 năm nay, tôi xem được quảng cáo thuốc suy giãn tĩnh mạch của nhà thuốc An Tâm ở Ba Vì- Hà Nội, bên cạnh đó là hình ảnh của VTV1, viện y dược cổ truyền và MC Quyền Linh giới thiệu thuốc này, tôi tin nên mới mua. Sau này tìm hiểu mới biết đó là những hình ảnh cắt ghép, họ tạo ra clip như vậy để người bệnh lầm lẫn.

Được tư vấn tận tình, cam kết chữa khỏi bệnh chỉ sau 4 tháng, không khỏi sẽ hoàn tiền, ông Trọng rất tin tưởng. Nhưng niềm tin ấy vơi dần theo thời gian, khi đã qua 2 liệu trình, ông Trọng cho biết: Bệnh vẫn không thuyên giảm. Cả 3 tài khoản zalo của những người trước giờ vẫn tư vấn cho ông đều không thể liên lạc.

Gọi điện tới nhà thuốc thì vẫn là những lời hứa hẹ :"Nếu bác muốn khỏi thì bác phải điều trị tiếp 2 tháng nữa thì mới tiến triển cho bác."

Không còn niềm tin nên ông Trọng không thể tiếp tục. Vì vấn đề không chỉ là chuyện mất tiền. Mà quan trọng hơn là sức khỏe yếu dần theo thời gian thì không thể lấy lại được. "Tiền mất, tật mang" là ở đó.

Lê Cảnh Trọng: “Tôi mong mọi người cảnh giác với chuyện bán thuốc ở trên mạng. Hãy thận trọng. Bản thân tôi đã bị lừa như vậy rồi.”

Ông Trọng tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ dễ dàng tin vào những lời quảng cáo trên mạng nữa. Nhưng còn rất nhiều người lớn tuổi, những người có bệnh, vẫn đang dùng mạng xã hội hàng ngày, vẫn có thể rơi vào tình huống tương tự như ông, bởi tâm lý "Có bệnh thì vái tứ phương".

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (03/01/2025)

Khánh thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng; Cho phép xe lưu thông 2 chiều qua đèo Prenn từ ngày mai; Đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh có 3 tiểu vùng, 5 khu vực

 
 
 
 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (03/01/2025)

Đồng Nai: Đề xuất làm đường trên cao 6 làn xe dọc Quốc lộ 51 - Đồng Nai: Khởi tố đối tượng mua “ hàng nóng” qua mạng xã hội - Ứng dụng theo dõi phạt n ...