Cải tạo cảng Khánh Hội thành nơi ven sông có giá trị nhất

 
Cải tạo cảng Khánh Hội thành nơi ven sông có giá trị nhất

VTV9.vtv.vn - Sự chuyển mình của những khu đất vàng, sắp tới đây còn có Cảng Khánh Hội Sài Gòn với bề dày lịch sử hơn 160 năm, nằm sát ngay trung tâm. Đây là khu vực được xem là đắt giá nhất khu vực ven sông của TP. Hồ Chí Minh có thể cải tạo và phát triển.

Hiện nay, khu cảng ở quận 4 này là đất trống và sẽ hình thành các đô thị hiện đại trong tương lai đối diện bên kia bờ Thủ Thiêm. Sau lưng khu cảng phía quận 4 là khu vực có mật độ dân cư hiện hữu cao nên yêu cầu đặt ra việc cải tạo này phải đảm bảo được vừa tính thẩm mỹ, chiều sâu giá trị văn hóa nhưng cũng phải phát triển theo hướng hiện đại, và trở thành nơi giá trị nhất ven sông. 

Đây là khu vực cuối của cảng Khánh Hội, quận 4, TP. Hồ Chí Minh, nơi được quy hoạch sẽ trở thành bến đỗ của các du thuyền, nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách. Đó là một trong những điểm nhấn mà dự án cải tạo cảng Khánh Hội nhắm tới. Ước tính trong năm nay khách du lịch đến Việt Nam khoảng 18 triệu. Tuy nhiên đa phần, lượng khách này đều di chuyển bằng đường hàng không hoặc đường bộ.

0411- PNHN-.NGUYEN LE CHON TAM-Cải tạo cảng Khánh Hội thành nơi ven sông có giá trị nhất.jpg
Ông Nguyễn Lê Chơn Tâm - Tổng Giám đốc cảng Sài Gòn

Ông Nguyễn Lê Chơn Tâm - Tổng Giám đốc cảng Sài Gòn: “Nếu việc nâng cấp cải tạo tiếp đón những tàu khách nước ngoài trong nước và nước ngoài thì lượng khách du lịch bằng đường thủy và hàng hải sẽ tăng lên rất là nhiều và tạo sự đột phá cái việc phát triển hệ thống du lịch sông nước, đúng theo chương trình phát triển hệ thống tiện ích trên sông Sài Gòn”.

Ngoài quy hoạch thành nơi đậu đỗ các du thuyền, dự án tái thiết cảng Khánh Hội Sài Gòn còn quy hoạch theo hướng trở thành khu chức năng hỗn hợp, dịch vụ logictics, du lịch. Đồng thời có những công trình tiện ích cho người dân như công viên giải trí, văn hóa mang nét đặc sắc. Theo các chuyên gia về lịch sử và khảo cổ, một trong những tính chất quan trọng của TP. Hồ Chí Minh là Thành phố cảng. Việc di dời các cảng công nghiệp ra khỏi nội đô TP. Hồ Chí Minh là một bước tất yếu, việc Thành phố cần làm sau đó là khoác lên công năng mới cho các cảng này.

0411- PNHN-.NGUYEN THI HAU.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh: “Chúng ta di dời ra bên ngoài làm sao vẫn phải giữ đặc tính cảng. Bởi vì TP. Hồ Chí Minh mất cảng là TP. Hồ Chí Minh mất đi một đặc trưng cực kỳ quan trọng về kinh tế. Cảng tức là tiếp xúc về bên ngoài, là cởi mở, là tiếp nhận. Mà khi mình mất yếu tố cảng thì có nghĩa là tự mình đóng một con đường quay trở lại với nội vùng của mình thôi”.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu cảng Khánh Hội trở thành cảng du lịch thì toàn bộ khu vực quận 4 sẽ trở thành một trung tâm du lịch mới. Trung tâm này sẽ giải tỏa bớt sức ép lên quận 1. Đây sẽ khu vực cảng giải quyết những vấn đề mà TP. Hồ Chí Minh còn đang thiếu về du lịch như ẩm thực về đêm, các bảo tàng ven sống và những khu đa phức hợp khác.

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...