Chia sẻ nguồn nước để duy trì sản xuất trong mùa nắng hạn

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Dù chưa hết tháng 3 nhưng nhiều sông suối, ao hồ ở các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đã khô cạn, chạm mực nước chết do nắng hạn.

Ngành nông nghiệp cùng chính quyền ở nhiều địa phương đã ra thông báo ngừng sản xuất ở một số vùng xa công trình thủy lợi trong vụ Đông Xuân này. Sang vụ Hè Thu, thường bắt đầu từ tháng 5, tháng 6, nếu không có mưa Tiểu mãn, không chỉ việc sản xuất bị dừng lại, nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc cũng gặp khó khăn. Vào thời điểm này, khi vụ Đông Xuân chưa kết thúc, đã có một số cây trồng bị khô cháy, mất trắng do thiếu nước tưới. Tình trạng thiếu nước tưới kéo dài đã khiến những cây trồng cạn lâu năm như: xoài, mít, mãng cầu, nho, táo bị khô héo, giảm năng suất.

Khi nhiều hồ chứa, công trình thủy lợi khu vực Nam Trung Bộ mới tích được từ 50 - 70% dung tích thiết kế, mùa mưa năm 2019 kết thúc. Từ thời điểm đó đến nay, nhiều địa phương không có mưa. Điều này khiến cây trồng còi cọc, kém phát triển. Thiệt hại trong sản xuất, chăn nuôi do nắng hạn tại các tỉnh có nền nhiệt độ cao của cả nước như: Ninh Thuận, Bình Thuận đã bắt đầu lộ rõ.

Không có nước để trồng lúa, nhiều nông dân chuyển sang cây trồng cạn. Tuy nhiên, tình trạng khô hạn kéo dài trong nhiều tháng qua và dự báo còn kéo dài trong thời gian tới khiến nhiều cây trồng cạn, kể cả cây ăn quả cũng rất khó phát triển.

Lúa đang thời kỳ trổ bông, chắc hạt bị cắt cho bò ăn. Do nắng nóng, thiếu nước tưới, cây trồng cạn cũng cằn cỗi, giảm năng suất, chất lượng. Dự báo, hình thái thời tiết khắc nghiệt này vẫn còn kéo dài trong nhiều tháng tới. Để duy trì sản xuất, trước mắt là đến khi kết thúc vụ Đông Xuân, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã phải huy động các trạm bơm, giếng khoan để bơm chia sẻ nguồn nước ho vùng bị ảnh hưởng hạn hán nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp thiếu nước tưới, bỏ hoang lâu ngày, đất sản xuất nông nghiệp sẽ trở nên hoang hóa, bạc màu. Nếu vẫn duy trì lối canh tác truyền thống, hiệu quả sẽ thấp, thậm chí là lỗ chi phí đầu tư. Vì vậy, việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi từ cây lúa kém hiệu quả sang cây trồng có lợi thế cạnh tranh đã được nhiều nơi thực hiện. 

Khô hạn đến sớm, nhưng có thể thấy chính quyền các địa phương đã không bị động trong ứng phó. Điều này được thể hiện ở kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm, từng mùa vụ và trong việc chuyển đổi cây trồng để thích ứng khô hạn. Việc thực hiện phương án chống hạn sát với thực tế sản xuất của người dân không chỉ giảm được thiệt hại do khô hạn gây ra mà còn dành nguồn nước cho các mục tiêu phát triển khác.


Chuyển đổi cây trồng hợp lý, người dân có thu nhập ổn định trong mùa khô hạn Chuyển đổi cây trồng hợp lý, người dân có thu nhập ổn định trong mùa khô hạn

VTV.vn - Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, với việc chuyển đổi cây trồng hợp lý, người dân không sợ khô hạn, thậm chí còn tận dụng thời tiết nắng nhiều để sản xuất hiệu quả.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Khám phá“ Vương quốc hang động”

VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.

 

Quán cơm khác biệt

VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.