Giữ nghề qua những lớp truyền dạy

 

VTV9.vtv.vn - Tại xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, một nghề truyền thống đang được gìn giữ và phát triển/ qua những lớp truyền dạy. Đó chính là nghề làm gốm đất nung, một nét văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

Gốm đất nung không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc. Những lớp dạy làm gốm được mở ra nhằm truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật và tình yêu nghề cho thế hệ trẻ.

Nghệ nhân gốm Ma Ly - Xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: “Cái khó nhất là mình dạy nó đầu tiên biết làm rất khó, dần dần theo rồi nó thích, làm tới tối luôn 6, 7h chưa về nè”.

Với bà con Churu, gốm đất nung không chỉ là sản phẩm, mà còn là tâm huyết và lịch sử của cha ông. Bằng nhiều cách, họ muốn giữ gìn nghề cho các thế hệ sau. Học viên đến lớp từ nhiều độ tuổi khác nhau. Họ học cách chọn nguyên liệu, nặn gốm rồi đến cách nung gốm. Mỗi sản phẩm đều kể một câu chuyện về cuộc sống, phong tục tập quán của người dân nơi đây.

1310-SPN-.GIỮ NGHỀ QUA NHỮNG LỚP TRUYỀN DẠY .jpg
Những sản phẩm gốm đang làm bằng thủ công

Chị Tou Prong Nai Phượng - Xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: “Đây là sản phẩm đầu tay, sản phẩm này dùng để kho tộ, nấu tôm, nấu cơm gì cũng được hết. Rất hạnh phúc được các nghệ nhân chỉ bảo tiếp thu để sau này giữ bản sắc của quê hương”.

Tuy chưa phong phú về hình thức, nhưng gốm đất nung của đồng bào xã Pró chứa đựng hồn cốt văn hóa của đồng bào.

Ông Nguyễn Thanh Hoài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng: “Chúng tôi tin rằng thế hệ nghệ nhân trẻ sẽ có tình yêu và phát huy tốt khả năng vốn có của cha ông”.

1310-SPN-.GIỮ NGHỀ QUA NHỮNG LỚP TRUYỀN DẠY -1.jpg
Không chỉ là gốm, tỉnh Lâm Đồng còn hướng đến phục dựng

Không chỉ là gốm, tỉnh Lâm Đồng còn hướng đến phục dựng, truyền dạy lại các lễ hội, truyền dạy cồng chiêng, nghệ thuật múa của cộng đồng anh em các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Sẽ có nhiều lớp học nữa, do chính các nghệ nhân trực tiếp truyền dạy được mở ra. Đó vừa là trách nhiệm vừa là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số trên cao nguyên Lâm Viên.

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...