Lễ hội âm nhạc quốc tế - Bước đi cần thiết để thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở TP.HCM là nơi đã diễn ra lễ hội cuối cùng trong năm - lễ hội Hò dô, cũng là lễ hội âm nhạc mang tầm vóc quốc tế đầu tiên tại TP.HCM.

Sự kiện này mang tính bước ngoặt đối với đời sống âm nhạc nói riêng và đối với việc xây dựng thương hiệu của TP.HCM nói chung. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, hơn 20.000 khán giả thành phố và du khách quốc tế đã được hòa mình trong một không khí âm nhạc sôi động cuồng nhiệt. 200 nghệ sỹ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Hàn Quốc đã trình diễn 200 tiết mục âm nhạc đa dạng về thể loại và ngôn ngữ, tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

TP.HCM là trung tâm âm nhạc giải trí của cả nước, nhưng phải tới cuối năm 2019 nơi đây mới lần đầu tiên tổ chức một lễ hội âm nhạc quốc tế. Thực tế này chậm hơn nhiều so với 12 lễ hội còn lại trong danh mục 13 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội nổi bật mà Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM và Sở Văn hóa, Thể thao thành phố vừa giới thiệu để người dân đóng góp ý kiến, và chậm hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Đối với việc tổ chức một lễ hội âm nhạc quốc tế, khó khăn đầu tiên nằm ở kinh phí. Dù thành phố đã có nhiều quyết sách thúc đẩy tăng chi ngân sách cho phát triển văn hóa, nhưng kinh phí dành cho một lễ hội quốc tế là rất lớn, vì vậy cần phải huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp, hỗ trợ kinh phí. Tuy nhiên, với Ban tổ chức lễ hội Hò dô, điều này không đơn giản khi đi lễ hội âm nhạc vẫn còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người.

Để giải quyết những khó khăn trong việc tổ chức một lễ hội chuyên nghiệp tầm quốc tế, đặc biệt là về kinh phí, không thể chỉ trong ngày một ngày hai. Một trong những chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là việc xã hội hóa lễ hội. Và thành công của Lễ hội âm nhạc Hò dô lần thứ nhất cho thấy. việc xã hội hóa lễ hội âm nhạc là một hướng đi đúng của thành phố trong việc tổ chức một lễ hội nghệ thuật quốc tế.
 

Ngoài ra, để có thể mời và đáp ứng yêu cầu của các nghệ sỹ quốc tế, công tác tổ chức cần phải vận hành một cách chuyên nghiệp các khâu tổ chức một lễ hội nghệ thuật quốc tế. Để làm được như vậy, cần có một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm: nhà tổ chức, quản lý, ngành công nghiệp phụ trợ, nghệ sỹ và cộng đồng khán giả. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngành công nghiệp âm nhạc mới ở bước khởi đầu, vì vậy tất cả đều phải học, trong đó, việc xã hội hóa hoạt động lễ hội âm nhạc là hoạt động hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng lễ hội tại các địa phương.

Năm 2020, TP.HCM sẽ đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Việc xây dựng thương hiệu lễ hội quốc tế cũng là xây dựng thương hiệu cho thành phố, cũng là cách thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển. Để làm được điều này, cần duy trì tư duy cởi mở, hỗ trợ lâu dài của các nhà quản lý cùng với sự hợp tác và xây dựng từ doanh nghiệp và cộng đồng.

 

Nghệ sĩ đoạt Grammy trình diễn tại Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô 2019 Nghệ sĩ đoạt Grammy trình diễn tại Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô 2019

VTV.vn - Sau hơn một tháng công bố thông tin tới công chúng, Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô 2019 vừa giới thiệu danh sách các nghệ sĩ trình diễn.


 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...

 
 

Hồn quê nơi xứ dừa

Giữa mênh mông xứ dừa Bến Tre, huyện Giồng Trôm hiện lên như một bức tranh thủy mặc, nơi những hàng dừa xanh mát nghiêng mình soi bóng lên dòng sông H ...