Bảo vệ quyền để doanh nghiệp tư nhân phát triển

 
Bảo vệ quyền để doanh nghiệp tư nhân phát triển

VTV9.vtv.vn - Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh thông điệp: kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Và trong các nhóm giải pháp trọng tâm để thúc đẩy kinh tế tư nhân quan trọng hơn hết là bảo vệ hữu hiệu quyền của doanh nghiệp.

Việt Nam hiện có trên 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc được bảo vệ, tránh cạnh tranh không lành mạnh chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Trong chiến lượng xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp này phải ứng phó chống lại  hàng gian, hàng giả đang hoành hành cả kênh offline và online. Sau hơn 1 năm đấu tranh, với sự phối hợp với đơn vị chức năng, Doanh nghiệp đã triệt phá được 4 vụ hàng giả thương hiệu với số lượng lên đến hàng chục ngàn sản phẩm, tổng giá trị vài tỷ đồng. Các đối tượng đã bị xử phạt mức án cao nhất là 8 năm tù giam. Tuy nhiên, việc xử lý này mới ở phần ngọn.

TC24h-0604-13 ngọc tý.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc điều hành Nón Sơn

Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Nón Sơn: “Tính chất pháp chế để mà coi như là nghiêm trị những đối tượng này bằng cách là mình phải diệt từ trong trứng, tức là khi đối tượng mà tham gia vào các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng kinh doanh thì phải bắt buộc các điều kiện nghiêm ngặt hơn nữa thì chắc chắn vấn nạn hàng gian, hàng giả nó sẽ giảm đi.”

Còn với doanh nghiệp cà phê này khi hàng năm phải tốn rất nhiều chi phí đầu tư về máy móc, công nghệ, R&D, nhân sự … và hàng loạt phí thuế khác nhau thì đang gặp phải cạnh tranh không lành mạnh với các sản phẩm cà phê trôi nổi trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay gần như chưa có một cơ chế để bảo vệ vì thế đã là doanh nghiệp mất động lực phát triển và mở rộng thị trường.

TC24h-0604-13 ngọc luận.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Luận - Giám đốc điều hành Meet More Coffee

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More Coffee: “Cần phải bảo vệ thương hiệu thực tế. Những cái sáng kiến, sáng chế tốt phải được đưa vào thực tế ở ngoài thị trường thì đấy cũng là một cái cách bảo vệ để cho nó phát triển ra nó phát triển mạnh hơn nữa chứ còn hiện nay chỉ ra chỉ bảo vệ trên giấy tờ không thôi thì nó cũng chưa tốt. Bảo vệ về mô hình kinh doanh, ở nước ngoài người ta khi mà sản xuất ra một cái mô hình mới phải có phạm vi, khoảng cách…”.

Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia Kinh tế: “Nhà nước cần nhanh hơn, chế tài hơn và đồng hành với các doanh nghiệp chân chính”. 

Cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường. Song với doanh nghiệp cần được bảo vệ, đối xử công bằng để tập trung đầu tư sản xuất từ đó có đủ tiềm lực phát triển lớn mạnh. Điều này tạo tiền đề để Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục