Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/12/2024)

 
Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/12/2024)

VTV9.vtv.vn - Một bệnh nhân vụ cháy quận Tân Bình đã xuất viện -Bắt giam người đàn ông vác dao đuổi chém phụ nữ ở Đồng Nai - Giải pháp kiểm soát bệnh tay chân miệng .

Một bệnh nhân vụ cháy quận Tân Bình đã xuất viện

Thông tin mới nhất về tình hình các nạn nhân trong vụ cháy nhà 4 tầng tại phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, xảy ra ngày hôm qua, sáng nay bệnh viện Thống Nhất cho biết 1 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.

Cụ thể, trong số 13 nạn nhân vụ cháy đang điều trị tại đây thì có 1 trường hợp đã xuất viện, trong 12 trường hợp vẫn đang tiếp tục điều trị có 3 trường hợp rất nặng, các bác sĩ phải đặt ống thở để hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân cũng như sử dụng thuốc theo phác đồ để cấp cứu. Các bệnh nhân này nhập viện chủ yếu là ngạt khí và bỏng đường hô hấp kèm theo một số chấn thương.

Bắt giam người đàn ông vác dao đuổi chém phụ nữ ở Đồng Nai

Mới đây, Công an huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Trung (32 tuổi, ngụ xã Phú Sơn) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Theo điều tra ban đầu, chị X. ( 33 tuổi) và chị N. (25 tuổi) ngụ huyện Tân Phú có mâu thuẫn và đánh nhau. Chồng chị N là Trần Văn Trung biết được, đã cầm dao đuổi chém chị X.  Khi có người giằng dao can ngăn thì Trung vẫn truy đuổi, dùng cây lau nhà tấn công chị X, gây thương tích. Những hình ảnh này được lan truyền trên mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận.

 Giải pháp kiểm soát bệnh tay chân miệng 

Thống kê đến ngày 15/12 tại P. Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 16.000 ca mắc tay chân miệng, chiếm ¼ số ca mắc cả nước. Mặc dù số ca mắc đã giảm so với năm trước, và chưa có ca nào tử vong, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch luôn hiện hữu.  Khó khăn lớn nhất hiện nay là Tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, trong khi virus - tác nhân chính gây ra bệnh lại liên tục biến đổi buộc ngành y tế phải xây dựng chiến lược, giải pháp kiểm soát bệnh.

Đây là 1 trong số bệnh nhi mắc tay chân miệng cấp độ nặng, buộc phải điều trị bằng lọc máu, thở máy. Trung bình chi phí điều trị cho 1 ca bệnh nặng như thế này trên dưới 1.400USD tương đương khoảng 35 triệu đồng.  Nhưng đây chưa phải là gánh nặng duy nhất.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh: “Đối với tay, chân miệng thì đa số là em bé dưới ba tuổi rồi, khi độ hai ba trở lên thì điều trị rất là khó khăn và đặc biệt độ 4 thì dành được cái cuộc sống của đứa bé nó rất là khó và cộng với lại là có thể di chứng và di chứng cả đời mà không có thở được là phải thở máy phụ thuộc chúng ta làm rất là nhiều thứ trong cái khối điều trị”. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lưu hành quanh năm. Bệnh tập trung nhiều ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi và các ca bệnh nặng chủ yếu ở nhóm dưới 12 tháng tuổi. 80% ca bệnh nặng liên quan đến chủng virus EV71. Chủng virus này đang ngày càng biến đổi.

PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương: “Điều trị chỉ làm giảm triệu chứng, cái vấn đề chính là bây giờ làm sao để phát hiện sớm bệnh. Thành ra vấn đề chính là ngoài cái việc phòng ngừa tay chân miệng, vệ sinh tay chân dân để cách ly, bây giờ chúng ta biết là cái bệnh lây truyền do virus và nó đường ruột nó lây truyền qua cái tay nhiễm bẩn đó thì nó lây truyền cho các cháu, nhưng mà cái chuyện rửa tay ngoài, rửa tay đúng, sạch dưới vòi nước để mà giảm thì cái chín nữa là phải có cái gì căn cơ. Đó là vaccine thì chúng tôi đang rất là trông chờ một loại vaccine có hiệu quả cũng giống như các bệnh nhiễm khác”.

Chia sẻ tại hội thảo "Chiến lược, giải pháp tăng cường phòng ngừa và kiểm soát bệnh tay chân miệng tại Việt Nam" do Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tổ chức, các chuyên gia khẳng định vaccine là chiến lược, giải pháp mạnh mẽ để phòng ngừa tay chân miệng. Việc triển khai sớm và đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine góp phần bảo vệ nhóm trẻ em dễ tổn thương nhất.

PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viên Nhi đồng 1: “Mong muốn của các tất cả chúng ta, từ Chính phủ đến người dân, làm sao khống chế được  bệnh để nó không xảy ra ở trẻ, để không dẫn đến là trẻ phải nhập viện và nặng và tử vong thì đương nhiên nó sẽ là giảm gánh nặng cho cái khối dự phòng và cả hệ thống điều trị. Thành ra cái chuyện ngoài điều trị, phát hiện và phòng ngừa là cái rửa tay… để tránh lây lây lan nguồn bệnh tay chân miệng thì chúng ta thấy kì vọng vaccine. Nó là cái một trong những cái phối hợp mà mình nghĩ là có thể là căn cơ để mà phòng, chống các bệnh truyền nhiễm”.

Hiện Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine phòng chống tay chân miệng Enterovirus 7. Kết quả ghi nhận được hiệu lực bảo vệ trên 96%. Vaccine này được cấp phép và tiêm tại Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2023 với hơn 250.000 liều.

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (21/04/2025)

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng miền Nam; TP. Hồ Chí Minh đề xuất làm đường sắt kết nối sân bay Long Thành; TP. Hồ Chí Minh thí sinh tự ...

 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/04/2025)

Thủ tướng yêu cầu chi trả lương hưu tháng 5 sớm TP. Hồ Chí Minh về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát Triển khai dự án chống triều cường, ngăn ngập ven sôn ...