20 năm thảm họa động đất sóng thần

Hôm nay là tròn 20 năm xảy ra thảm họa chưa từng có trong lịch sử khi một trận động đất có độ lớn 9,2 gây ra sóng thần tàn phá các bờ biển dọc Ấn Độ Dương. Tỉnh Aceh của Indonesia là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trong số hơn 230 ngàn người ở 14 quốc gia thiệt mạng vì thảm họa này, tỉnh Aceh có 126 ngàn nạn nhân. Ngoài ra, còn có hơn 93 ngàn người mất tích và thiệt hại tài sản ước tính trên 4,5 tỷ USD.
Anh Hududillah là một trong những người mất đi nhiều người thân khi trận sóng thần tấn công vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, cướp đi sinh mạng của 126.000 người ở Aceh, nơi không có tiếng còi báo động nào được nghe thấy.
Bị chấn thương sau thảm họa, anh Hududillah đã dành cả tuổi xuân của mình để đảm bảo rằng nếu thảm họa xảy ra một lần nữa, quê hương của anh sẽ sẵn sàng ứng phó với nó.
Hiện là một quan sát viên động đất cho cơ quan địa vật lý của Indonesia, anh Hududillah, là thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ nâng cấp hệ thống phát hiện động đất và cảnh báo sóng thần ở Aceh, bao gồm còi báo động đủ lớn để có thể nghe thấy từ cách xa 100 km .

Anh Hududillah, Quan sát viên động đất: "Các thiết bị của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia đã được nâng cấp nhanh chóng kể từ sau trận sóng thần năm 2004. Hiện nay, chúng tôi đã lắp đặt 25 cảm biến trên khắp Aceh. Mỗi cảm biến bao gồm một gia tốc kế và một máy đo động đất. Chúng tôi cũng có hệ thống phát sóng thời tiết tự động, có thể thông báo trong thời gian thực hoặc trong vòng một phút qua tin nhắn điện thoại, hoặc radio về các trận động đất có cường độ lớn hơn 5, trong khi còi báo động sẽ báo hiệu nguy cơ xảy ra sóng thần.
Aceh đã thiết lập được chương trình ứng phó sóng thần, lắp đặt các tháp cảnh báo sớm xung quanh thành phố Banda Aceh, xây dựng những tháp sơ tán cao tầng, có khả năng chống chịu tác động của nước, có sân bay trực thăng trên nóc để người dân có thể trú ẩn khi có cảnh báo sóng thần.
So với 20 năm trước, hiện nay chính quyền Aceh và người dân đã có những nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với các thảm họa như động đất hay sóng thần.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết (19/04/2025)
thứ bảy, 19/4/2025
Công an cửa khẩu nhận bằng khen và huân chương
Tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an cửa khẩu - Cảng hàng không quốc t ...
thứ bảy, 19/4/2025
3 đêm bắn pháo hoa tại TP.Hồ Chí Minh
Không khí đại lễ 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ bừng sáng rực rỡ trong 03 đêm pháo hoa liên tiếp - bắt đầu từ tối nay 19/4, tiếp tục vào 26/4 và cao điểm ...
thứ bảy, 19/4/2025
TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh phân luồng giao thông
thứ bảy, 19/4/2025
Khánh thành nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Tại TP. Hồ Chí Minh , Lễ khánh thành Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đã chính thức khánh thành vào sáng nay, cùng lúc ...
thứ bảy, 19/4/2025
Đô thị lấn biển Cần Giờ: Kỳ vọng thành trung tâm mới của TP. Hồ Chí Minh
Cùng với sự kiện khánh thành nhà ga T3 của sân bay Tân Sơn Nhất, tại TP. HCM, một công trình quy mô lớn khác cũng chính thức khởi công - Dự án đô thị ...
thứ bảy, 19/4/2025
Tin mới
Văn bản
