Alo Doctor: Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn nội tạng

 

VTV9.vtv.vn - Gần đây, các cơ quan chức năng và chuyên gia y tế đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng liên quan đến thói quen thưởng thức các món ăn từ nội tạng động vật, trong đó có cả lòng se điếu. Dù được biết đến với hương vị đặc trưng và độ dai giòn hấp dẫn, lòng se điếu, tương tự như các loại nội tạng khác, tiềm ẩn nguy cơ chứa đựng trứng và ấu trùng của nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm.

Đây là các mẫu vật giun, sán, ký sinh trùng được lấy từ cơ thể người do Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP. Hồ Chí Minh lưu trữ. Sán dây là loại sán thường gặp nhất khi ăn các loại lòng heo, bò hay lòng se điếu. Viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân có ký sinh trùng với độ dài trung bình từ 70 - 80cm, có con dài đến hơn 1m nằm trong cơ thể người.

Bác sĩ Võ Bùi Cao Thiện - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế: “Khi chúng ta ăn các loại nội tạng không được chế biến kỹ có thể gặp nhiều nhất là sán dây, giun sán chó mèo đối với lòng, thì dễ gặp nhất là sán dây heo”.

Không chỉ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, gây ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, sụt cân.. mà ăn nội tạng động vật còn ẩn chứa những nguy cơ bệnh tật nguy hiểm khác.

Tiến sĩ Đoàn Bình Minh - Phó Viện trưởng Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế: “Nội tạng chúng ta ăn mà rửa không kỹ thì có thể bị nhiễm độc tố, do động vật ăn vào mà chưa phóng thích hết, hoặc các loại độc tố từ vi khuẩn”.

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do ăn nội tạng, điều quan trọng nhất là phải lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế và nấu chín kỹ lưỡng. Đồng thời, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường tốt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục