Alo V9 (14/7/2025): Người dân Lâm Đồng chịu thiệt khi giá vật liệu xây dựng cao

 
Alo V9 (14/7/2025): Người dân Lâm Đồng chịu thiệt khi giá vật liệu xây dựng cao

VTV9.vtv.vn - Thông qua đường dây nóng ALO V9, khán giả đã phán ảnh về nhiều bất cập trong đời sống. Tại tỉnh Lâm Đồng, giá cát, sỏi xây dựng... thời gian qua liên tục ở mức cao, gây nhiều khó khăn cho các hộ dân khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa.

Dù nguồn cát và sỏi từ việc nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện đã được đưa ra đấu giá công khai nhưng giá bán thực tế tới tay người dân vẫn chưa giảm như kỳ vọng. Phóng viên của VTV đã tới hiện ghi nhận chi tiết vụ việc. 

Tại nhiều công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hoạt động nạo vét lòng hồ đã bổ sung thêm một phần nguồn cung cát, sỏi cho thị trường. Đơn cử, tại hồ thủy điện Đa Nhim (xã Đạ Ròn), hơn 40.000 m³ cát đã được đưa lên bờ. Tuy nhiên, sau các phiên đấu giá công khai, giá cát vẫn duy trì ở mức cao. Hiện tại, giá cát ở Lâm Đồng khoảng 600.000 đồng/m³, cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các tỉnh lân cận.

pnhn-1407-alov9 7.jpg
Theo Luật Khoáng sản, cát từ lòng hồ thủy lợi, thủy điện buộc phải qua đấu giá nên nhiều DN không mặn mà tham gia

Ông Trần Văn Hữu, tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Hiện nay mức giá bán ở chỗ đấu giá rất là cao, thứ 2 phương tiện hạn chế đi vô khu vực trong đó để lấy cát, chỉ những xe nhỏ, chứ xe lớn người ta chưa có bán được nên giờ tụi em vẫn đi lấy cát ở nơi xa về.”

Ông Lê Tí, phường Xuân Trường, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói: “Đường xa quá, ra Cam Ranh lấy cát luôn, chứ không phải ở dưới chỗ này. Bữa nay toàn bộ xe lớn là đi Cam Ranh hết mới có cát nên đẩy cái giá cao lên”.

Theo đại diện chính quyền địa phương, giá cát từ các nguồn nạo vét được xác định thông qua đấu giá, song khối lượng không nhiều và mới chỉ được doanh nghiệp vận chuyển từ lòng hồ ra bãi tập kết. Giá trúng đấu giá gần bằng giá thị trường, cộng thêm chi phí vận chuyển khiến giá đến tay người dân vẫn rất cao.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Khoáng sản, cát từ lòng hồ thủy lợi, thủy điện buộc phải qua đấu giá nên nhiều doanh nghiệp không mặn mà tham gia. Điều này dẫn đến nguồn cung khan hiếm.

pnhn-1407-alov9 lưu đình châu.jpg
Ông Lưu Đình Châu - Trưởng phòng Kinh tế xã DRan, tỉnh Lâm Đồng

Ông Lưu Đình Châu, Trưởng phòng Kinh tế xã DRan, tỉnh Lâm Đồng: “Thực trạng hiện nay, trên địa bàn của xã Đơn Dương, xã DRan thì đang mua nhập nguồn cát ở các nơi khác về mà số lượng cũng rất hạn chế, lệ thuộc nhiều vào đơn vị cung ứng. Giá thì rất cao so với thị trường, đó là khó khăn cho địa phương, cho người dân và doanh nghiệp”.

Việc đấu giá cát, sỏi từ nạo vét lòng hồ là cần thiết để minh bạch hóa, chống thất thoát tài nguyên và tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, điều người dân mong mỏi là mức giá hợp lý, không cao bất thường so với các tỉnh khác. Để làm được điều này, cần có các giải pháp đồng bộ nhằm cân đối cung - cầu, đảm bảo lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp hay Nhà nước, mà cả người dân.  

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Thời sự: Biết gì chưa (14/7/2025)

TP. Hồ Chí Minh: Điều tra vụ hành hung phát trực tiếp trên mạng xã hội - Hàng loạt trình duyệt A.I ra mắt - Đề xuất mua bán vàng 20 triệu đồng/ngày ph ...

 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (13/7/2025)

TP. Hồ Chí Minh sẽ hạn chế xe phát thải cao vào khu vực trung tâm, Cần Giờ và Côn Đảo; Du khách Việt ưu tiên du lịch không rác nhựa; 11.200 drone lập ...