Áp lực nơi làm việc

VTV9.vtv.vn - Mới đây tại Ấn Độ, một nhân viên của công ty kiểm toán hàng đầu đã qua đời đột ngột do làm việc quá sức. Câu chuyện đau lòng này đã làm dấy lên những cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội về văn hoá làm việc độc hại.
Anna Sebastian Perayil đã ra đi ở tuổi 26 khi ngã gục trong căn hộ của mình và bị ngưng tim.
Trước khi sự việc đau lòng xảy ra, gia đình của nhân viên kế toán tại Ernst & Young Ấn Độ cho biết cô đã phải đối mặt với khối lượng công việc "Chồng chất khổ sở". Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế trong năm nay cho biết tại Ấn Độ, các nhân viên làm việc nhiều giờ hơn so với các đồng nghiệp trên toàn cầu.

Bà Nidhi Vikram Choudhury - Trưởng phòng Truyền thông, Tập đoàn Deloitte Nam Á: “Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với hiệu suất phải tương ứng với sự tăng trưởng đó. Và tất nhiên, khi bạn cạnh tranh với các đối tác toàn cầu thì hiệu suất phải cao hơn. Vì vậy, đôi khi kết quả đem lại là áp lực".
Hãng tin Reuters đã có cuộc thảo luận với hơn 20 nhân viên đã và đang làm việc tại các công ty tư vấn lớn ở Ấn Độ. Những người này mô tả họ phải làm việc trong môi trường mà cấp trên thúc giục họ làm thêm giờ, thậm chí lên tới 18 giờ 1 ngày mà không được trả thêm tiền. Các nhà tâm lý học cho biết khi nhân viên bắt đầu mang công việc về nhà, họ mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Bà Arti Anand - Bác sĩ tâm lý: “Ngày nay, những người trẻ tuổi không có thời gian giữa giờ làm việc. Họ tập trung vào công việc và thời hạn ngay cả khi ở nhà. Hậu quả là dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất”.
Ông Harpreet Singh Saluja - Luật sư tại Tòa án Bombay: “Khi chúng ta nói về căng thẳng tại nơi làm việc thì không chỉ vì một lý do. Có thể là do nhân viên trong quá trình đánh giá không được tăng lương hoặc xếp hạng đánh giá phù hợp. Ngoài ra, nếu người đó bị buộc phải làm việc ngoài giờ, điều đó góp phần gây ra căng thẳng. Nếu người đó quá tải công việc, điều đó cũng góp phần gây ra căng thẳng”.
Nền kinh tế Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành dịch vụ vì các công ty toàn cầu dựa vào nguồn nhân lực trẻ và có tay nghề cao của đất nước này để điều hành các văn phòng hỗ trợ quan trọng. Quốc gia Nam Á này cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thất nghiệp dai dẳng, khiến cho sự cạnh tranh việc làm trở nên khốc liệt hơn.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Trầm cảm vì áp lực điểm số
Vừa qua, có một nữ sinh lớp 9 đã nhảy xuống sông tử tự, và không qua khỏi, khi biết mình không đậu vào ngôi trường yêu thích trong kỳ thi vào lớp 10. ...
thứ tư, 9/7/2025
TP. Hồ Chí Minh tăng cường hiệu quả của các tổ liên gia PCCC
Vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại cư xá Độc Lập, thêm lần nữa là hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của cháy nổ tại các khu dân cư đông đúc, ...
thứ tư, 9/7/2025
Gama - Dục tốc bất bại: Khi “thần may mắn” bị… dội gáo nước lạnh!
Trong một khoảnh khắc thú vị tại chương trình GAMA – Dục Tốc Bất Bại, Jongrak Choi tự tin khẳng định: “Tôi là may mắn, may mắn là tôi!” – lời tuyên bố ...
thứ tư, 9/7/2025
TP. Hồ Chí Minh quyết liệt đấu tranh chống tội phạm ma túy
Mới đây, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Công an TP. Hồ Chí Minh đồng loạt ập vào kiểm tra 3 quán bar ở phường Đông Hòa, An Phú (tỉnh Bình Dương cũ) và phườ ...
thứ tư, 9/7/2025
Hợp luyện chuẩn bị Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Nhìn những hình ảnh bước chân đều tăm tắp, dứt khoát và đầy khí thế của các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang rộn ràng trên các thao trường, quả ...
thứ tư, 9/7/2025
Dự báo thời tiết Sáng (09/7/2025)
thứ tư, 9/7/2025
Tin mới
Văn bản
