Kiểm soát nông sản VietGAP trên thị trường Tết

VTV9.vtv.vn - Chất lượng nông sản tiếp tục là câu chuyện nóng trong mùa Tết. Thực tế, những năm qua, nhiều nông dân đã chuyển hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cũng đã có được những nông sản khẳng định chất lượng. Thế nhưng, có một nghịch lý kéo dài, sản xuất VietGAP đã là khó, đưa nông sản VietGAP ra thị trường thì lại càng khó hơn, khiến cho việc kiểm soát chất lượng nông sản gặp nhiều trắc trở.
Cách đây 7 năm, khi bắt đầu gây dựng vườn bưởi rộng 6 ha này, ông Luyện đã áp dụng quy trình canh tác VietGAP . Đây cũng là một trong những vườn bưởi đầu tiên ở miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Vườn bưởi của ông Luyện cho sản lượng mỗi năm 120 tấn. Làm ra được sản phẩm VietGAP nhưng điều trăn trở của những nhà vườn như ông là những trái bưởi này khi đến tay người tiêu dùng, không ai biết được đây là bưởi VietGAP. Đó là bởi đầu ra phụ thuộc vào thương lái. Và các thương lái thì mua gom bưởi từ nhiều khu vườn. Nghĩa là không cách gì phân biệt được giữa bưởi VietGAP với bưởi được canh tác theo kiểu lâu nay.
Ông Đặng Thái Luyện - Vườn bưởi Thái Tường, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa: “Do tư thương, mình có dán tem thì họ cũng xé ra, họ không cho mình dán tem vì họ mua nhiều nơi nhiều hộ khác nhau”. Miền núi Khánh Vĩnh đang là vùng trồng bưởi da xanh ngon có tiếng,với diện tích hơn 500 ha, cho sản lượng hơn 1 ngàn tấn mỗi năm. Các nhà vườn khi thu hoạch, hễ thương lái nào trả giá cao thì bán chứ không gắn kết lâu dài với một đầu mối tiêu thụ cố định.
Bà Trần Thị Diễm Kiều - Xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa: “Được giá là bán, có khi xe gánh vô mua lẻ, có khi xe tải mua sỉ”. Người sản xuất thì không có cách gì để khẳng định đây là sản phẩm từ khu vườn của mình. Người kinh doanh thì lại không quan tâm phân định nông sản an toàn. Chính điều này, khiến cho khi đưa ra thị trường, việc truy xuất nguồn gốc bưởi VietGAP là điều không dễ dàng.
Tại khu chợ này, những quầy bán lẻ trái cây, những trái bưởi cũng như các loại trái cây khác, hiếm khi có nhãn hiệu. Bà Lê Thị Bích Khuê - Tiểu thương Chợ Xóm Mới, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa: “Nhiều nguồn khác nhau, có cái có thương hiệu nhưng họ không thích thương hiệu đó nên mình cứ để trần, không tem dễ bán hơn”. Vậy là một nghịch lý kéo dài, dù đã có những nông sản VietGAP, dù người tiêu dùng mong muốn chọn mua nông sản VietGAP, nhưng không phải lúc nào nông sản VietGAP đích thực cũng đến được tay người tiêu dùng. Mấu chốt ở đây là chuỗi sản xuất từ vườn đến thị trường bị đứt gãy ở khâu trung gian.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Chuyện chưa kể của một anh hùng
Những câu chuyện đặc biệt đằng sau chiến công hiển hách của những người lính cụ Hồ năm xưa vẫn luôn được nhắc nhớ đến ngày hôm nay, như một kí ức khôn ...
chủ nhật, 27/7/2025
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết sáng (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo người có công
Ngày 27/7 hàng năm không chỉ là dịp để tưởng nhớ, mà còn để mỗi người trong chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do ...
thứ bảy, 26/7/2025
Ga T3 Tân Sơn Nhất triển khai nhận diện khuôn mặt
Bắt đầu từ ngày hôm nay, hành khách đi máy bay tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất TP. Hồ Chí Minh không cần phải mang giấy tờ tùy thân nữa, mà chỉ cần ...
thứ bảy, 26/7/2025
Nghĩa tình bên mộ liệt sĩ chưa xác định danh tính
Cả nước vẫn còn khoảng 300 ngàn liệt sĩ chưa biết tên. Những phần mộ với dòng chữ "liệt sĩ chưa xác định thông tin" luôn khiến mọi người day dứt. Cũng ...
thứ bảy, 26/7/2025
Tin mới
Văn bản
