Ấn tượng phương Nam: Đất phèn nở hoa

 
Ấn tượng phương Nam: Đất phèn nở hoa

VTV9.vtv.vn - Từ những thửa đất phèn mặn tưởng chừng như chỉ có thể gieo nỗi nhọc nhằn, ai có thể ngờ rằng lại nở rộ những vườn hoa mang về cả trăm triệu đồng mỗi năm? Nghe như một phép màu, nhưng đó chính là câu chuyện có thật, một minh chứng cho khát vọng vươn lên và sức sáng tạo không giới hạn của người dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Với một trái tim nhiệt huyết và khối óc không ngừng tìm tòi, một người con ưu tú của vùng đất này đã biến thách thức thành cơ hội, 'thuần hóa' vùng đất 'khó tính' để dệt nên những mùa vàng bội thu từ cây bông trang đỏ - loài cây cảnh dung dị mà ta vẫn thường thấy.

Đây là khu vườn rộng 1 ha của anh Nguyễn Trung Toán, 23 tuổi, tại xã Lương Nghĩa. Trên vùng đất vốn khó trồng trọt, chỉ phù hợp với cây lúa hoặc nuôi tôm, Toán mạnh dạn chuyển đổi sang trồng hơn 2.000 gốc bông trang kiểng đỏ, loại kiểng được ưa chuộng làm cảnh ở miền Tây.

Anh Nguyễn Trung Toán - Xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, Hậu Giang: “Cây này cũng là loại cây phổ biến, rất là dễ sống dễ trồng. Để mà kinh doanh một cách thuận lợi, thẩm mỹ cao đó thì buộc phải cắt tỉa thường xuyên, bón phân xịt thuốc thường xuyên, chăm sóc thường xuyên để hoa nó nhiều hơn cấy lá bóng mượt. Đặc biệt là phải dày tàng, táng mịn”.

Trước khi trồng, Toán đã đào mương dài để trữ nước ngọt rửa phèn, đồng thời kết hợp bón vôi, phân lân và ưu tiên phân hữu cơ. Nhờ chịu khó học hỏi, anh dần làm chủ kỹ thuật cải tạo đất phèn và lựa chọn đúng loại cây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.

Anh Toán chia sẻ thêm: 'Bông trang là dòng cây chịu được phèn chịu được mặn được, tốt hơn những dòng cây khác, em tự nghiên cứu tự mài mò, tự trồng những cây khác rồi nhưng mà nó không phù hợp nên em quyết định chọn dòng cây này. Đặc biệt nữa là trồng trên đất phèn thì chi phí nó thấp hơn".

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, Hậu Giang: “Địa phương cũng khuyến khích bà con tìm những mô hình, cây trồng phù hợ với thổ nhưỡng của địa phương này để phát triển. Đồng thời, địa phương cũng định hướng để hỗ trợ bà con về đầu ra của sản phẩm cũng như là làm các dịch vụ kèm theo như là du lịch, nông nghiệp”.

Từng có thời gian làm công nhân cây xanh ở TP. Hồ Chí Minh, Toán học hỏi được kỹ thuật tạo dáng cây và cách bán hàng qua mạng. Nhờ vậy, vườn kiểng giờ đây đón đơn hàng từ khắp nơi trong nước. Nếu trước đây làm lúa chỉ thu được 20 triệu mỗi năm, thì nay anh thu về khoảng 200 triệu đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí.

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 

Lan tỏa yêu thương từ trang sách

Trẻ em vùng sâu, vùng xa thường chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận giáo dục, tri thức so với trẻ em ở các đô thị lớn. Sự khó khăn trong học tập cũng ...