Nhìn lại lịch sử xung đột vũ trang Syria

 
Nhìn lại lịch sử xung đột vũ trang Syria

VTV9.vtv.vn - Những diễn biến mới và nhanh chóng tại Syria trong những ngày vừa qua một lần nữa chứng minh, cuộc xung đột Syri chưa kết thúc như nhiều người vẫn tưởng. Cuộc xung đột này đã kéo dài hơn một thập kỷ qua, với những dấu mốc cho thấy tính chất phức tạp của những mâu thuẫn, lợi ích của các sắc tộc, tôn giáo, phe nhóm và của các nước lớn, tại quốc gia Trung Đông này.

Cuộc xung đột vũ trang Syria bắt đầu vào năm 2011, khi cái gọi là phong trào Mùa xuân Ả Rập lan tới nước này. Các nhóm dân quân nhỏ và một số cá nhân đào tẩu khỏi quân đội Syria sau đó thành lập lực lượng vũ trang nỗ lực lật đổ Tổng thống  Bashar al-Assad.

Các lực lượng nổi dậy - bao gồm các hệ tư tưởng khác nhau - với sự hỗ trợ của một số quốc gia bên ngoài, liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Chính phủ, đẩy cả đất nước chìm trong xung đột vũ trang sâu sắc. Suốt gần 10 năm, từ 2011 - 2020, Syria trở thành tâm điểm luôn chìm trong tiếng súng, đương đầu với nhiều loại hình thái xung đột, từ bạo loạn, xung đột vũ trang mang màu sắc dân tộc, tôn giáo và chống khủng bố.

Khi lực lượng chống chính phủ mở rộng quy mô hoạt động, các đồng minh quan trọng của Syria, bao gồm Iran và Nga, đã tăng cường hỗ trợ cho chính quyền của Tổng thống Assad. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và lực lượng Hezbollah trực tiếp tham gia chiến đấu, giúp đỡ chính phủ của Tổng thống Assad đối phó với các nhóm phiến quân. 

Trong khi Không quân Syria được tăng cường sức mạnh nhờ sự hỗ trợ từ các máy bay chiến đấu của Nga. Xung đột trở nên phức tạp hơn khi các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan như al Qaeda và sau đó là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) lợi dụng tình hình. Sự trỗi dậy của IS đã buộc liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu phải can thiệp. Năm 2020, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại tỉnh Idlib, khu vực cuối cùng do phe nổi dậy kiểm soát. 

Quân chính phủ và phe nổi dậy đồng ý thiết lập một hành lang an ninh và tiến hành các cuộc tuần tra chung nhằm duy trì ổn định trong khu vực. 13 Năm xung đột vũ trang, hơn 388.000 người đã thiệt mạng, hơn 1/2 dân số Syria đã phải đi lánh nạn.

 

 

 
 

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 

Lễ Đổi Gác ở cổng Ngọ Môn Huế

Tại cố đô Huế, lễ đổi gác ở cổng Ngọ Môn trong quần thể di tích cung đình Huế vốn được xem là một nét văn hóa đặc trưng của Cố đô. Nghi thức này vẫn l ...