Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản từ nuôi biển công nghệ cao

VTV9.vtv.vn - Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ đà tăng trưởng trong hai tháng đầu năm nay. Nhưng để đạt mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD của cả năm, ngành thủy sản phải thay đổi tích cực, chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Một trong những hướng đi là đầu tư nuôi biển công nghệ cao.
Nắm bắt xu hướng này, tỉnh Khánh Hòa đang khẩn trương triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 1 vừa qua
Vùng biển hở thuộc xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa…. Vị trí này nằm xa bờ, sợ gió bão nên lâu nay, ngư dân không dám nuôi thủy sản. Vậy mà hai năm qua, 10 hộ dân đầu tiên có mặt ở đây nuôi cá bớp và tôm hùm. Đó là nhờ những chiếc lồng bằng vật liệu HDPE chống chịu gió bão. Mô hình nuôi biển này đã cho lợi nhuận cao hơn so với nuôi trong lồng gỗ truyền thống. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt 172% đối với cá bớp, 112 % đối với tôm hùm.
Anh Nguyễn Văn Tiến, Người nuôi biển, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa: “Vùng nước biển hở, nước sạch, cá mau lớn hơn”.
Kết quả này cùng với những thành công trước đó tại một số dự án nuôi biển công nghệ cao là lý do tỉnh Khánh Hòa được chọn là nơi triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao. Thời gian thí điểm đến hết năm 2029 với mục tiêu phát triển gần 500 ha nuôi biển công nghệ cao, cho sản lượng gần 9 ngàn tấn.
Đây là hướng đi phù hợp nhằm tạo ra sản lượng thủy sản có giá trị kinh tế, tránh sức ép khai thác, giúp cho Khánh Hòa tiệm cận mục tiêu xuất khẩu thủy sản 1 tỷ USD trong năm nay. Nhưng, để làm được là không đơn giản.

PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III: “Chúng ta cần rất nhiều công nghệ hiện đại vì ở trên biển. Thứ hai là vốn đầu tư vô cùng lớn”.
Hiện tại, tỉnh Khánh Hòa khẩn trương xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao.
Ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Khánh Hòa: “Các chính sách như bảo hiểm người lao động trên lồng bè, thứ hai là bảo hiểm đối tượng nuôi. Thứ ba là hỗ trợ chuyển đổi lồng bè từ truyền thống qua lồng bè nuôi biển công nghệ cao”.
Giữa năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 55 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Trong đó có cơ chế về giao khu vực biển và miễn giảm thuế cho các tổ chức cá nhân hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển. Đây là cơ sở quan trọng để Khánh Hòa thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư nuôi biển công nghệ cao, gắn với lợi thế của Khánh Hòa là một trong 5 địa phương đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Mô hình vừa sạc vừa nghỉ ngơi hút nhiều tài xế xe công nghệ
Trong khi chờ các nhà quản lý lên lộ trình về việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện, nhiều nơi tại TP. Hồ Chí Minh đã có cách làm sáng tạo để giúp xe đ ...
chủ nhật, 27/7/2025
Sau sáp nhập, phí cảng biển vẫn chưa thống nhất
Từ năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng phí cảng biển cho hàng hoá qua cảng tại địa phương này. Container 20 feet là 2,2 triệu đồng và 40 feet là 4,4 ...
chủ nhật, 27/7/2025
Những mô hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Là người lính từng trải qua bao khó khăn gian khổ, nên khi trở về đời thường cuộc sống gặp phải những gian truân vẫn không làm khuất phục ý chí của nh ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Chuyện chưa kể của một anh hùng
Những câu chuyện đặc biệt đằng sau chiến công hiển hách của những người lính cụ Hồ năm xưa vẫn luôn được nhắc nhớ đến ngày hôm nay, như một kí ức khôn ...
chủ nhật, 27/7/2025
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025
Tin mới
Văn bản
