Tăng sức "đề kháng" cho ngành da giày trong nửa cuối năm 2025

 
Tăng sức "đề kháng" cho ngành da giày trong nửa cuối năm 2025

VTV9.vtv.vn - Sáu tháng đầu năm nay, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng 12%. Nhưng với 6 tháng cuối năm - thì đây là chặng đường đầy thách thức khi 2 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu. Trước sự biến động này, các doanh nghiệp trong ngành đang tập trung các giải pháp để thích ứng, giữ đà tăng trưởng.

Tại triển lãm Quốc tế Da giày lần thứ 25 tại TP. Hồ Chí Minh, những gian hàng về máy móc, thiết bị công nghệ luôn là một trong những gian hàng thu hút sự quan tâm nhất. Đơn vị chuyên cung cấp máy móc về da giày cho biết, lượng khách hàng trong những năm qua tăng trưởng tốt bởi làn song đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành.

tc24h-1007-2. Phạm THị Thanh Tân.jpg
Bà Phạm Thị Thanh Tân - Giám đốc Công ty TNHH Tân Bảo Vũ

Bà Phạm Thị Thanh Tân, Giám đốc Công ty TNHH Tân Bảo Vũ cho biết: “Hiện nay thị trường Việt Nam cũng tiến tới những sản phẩm tốt hơn để xuất khẩu. Tiến tới không dùng keo giày mà dùng máy móc để đúc trực tiếp vào. Rồi dùng những nguyên liệu bền vững như PU, TPU là những nguyên liệu phát triển bền vững”.

Với năng lực sản xuất khoảng 1,4 tỷ đôi năm, da giày Việt Nam thuộc nhóm 3 quốc gia hàng đầu thế giới. Nhưng để tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp da giày trước sự biến động của 2 thị trường lớn nhất: Hoa Kỳ và EU… hiện các doanh nghiệp đang tập trung giải bài toán nguyên liệu đầu vào.

tc24h-1007-2 .jpg
Thị trường châu Âu ngày càng khắt khe với với các chỉ tiêu về xanh hóa

Ông Trịnh Xuân Hiếu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Cổ phần 26 nói: "Cái lớn nhất là tìm nhà cung cấp trong nước để nâng tỷ lệ trong sản phẩm, đạt tiêu chuẩn để tránh áp thuế cao. Thị trường châu Âu ngày càng khắt khe với với các chỉ tiêu về xanh hóa, công ty cũng đã chuẩn bị các chỉ tiêu về nội dung đấy. Một là môi trường sản xuất, hai là các nguyên vật liệu đầu vào:.

Năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu thu về 29 tỷ USD, tức là tăng trưởng khoảng 10% so với năm trước. Để có thể thực hiện được các mục tiêu của chiến lược tổng thể, giữ vững được vị trí xuất khẩu cao, các doanh nghiệp da giày Việt Nam buộc phải tuân theo các quy định của cuộc chơi.

tc24h-1007-2 phạm thị thanh xuân.jpg
Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam: "Các giải pháp chúng tôi cũng tập trung vào hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là chúng tôi đang triển khai một kế hoạch là xây dựng và phát triển một trung tâm chuỗi cung ứng cho ngành thời trang Việt Nam để phục vụ, phát triển chuỗi cung ứng về nguyên phụ liệu làm sao giúp cho các doanh nghiệp vừa đa dạng hóa nguồn cung, vừa quản lý và truy xuất chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch, đáp ứng một cách nhanh chóng nhất yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu và đặc biệt những yêu cầu chính sách rất là mới.

Được xem là ngành đang tận dụng rất tốt lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhưng theo Hiệp hội Giày da, Túi xách Việt Nam, các FTA sẽ không có ý nghĩa nếu doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu về phát triển mới của thị trường.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục