Thực phẩm thiết yếu tăng giá

 
Thực phẩm thiết yếu tăng giá

VTV9.vtv.vn - Những ngày gần đây, tiểu thương ở một số chợ truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, giá thực phẩm thiết yếu bắt đầu tăng do ảnh hưởng mưa bão. Thậm chí, nhiều chủng loại thủy, hải sản còn "đứt" hàng. Giá bán đa số các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng tạo áp lực chi tiêu cho người tiêu dùng khiến nhiều người phải 'thắt lưng buộc bụng'

Ghi nhận tại chợ Phạm Văn Bạch, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Các tiểu thương kinh doanh cho biết, ngay sau bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc, giá thịt heo, thủy hải sản về chợ đầu mối có xu hướng tăng từ nhiều ngày nay. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng mà nguồn cung thì hạn chế. Để giữ chân khách, các tiểu thương đang phải chủ động giảm lợi nhuận để giảm giá mặt hàng thịt.

Chị Đỗ Thị Liên - Tiểu thương chợ Phạm Văn Bạch, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh: “Một tuần nay thì tăng khoảng tầm 7 giá, nói chung là vẫn bán để giữ khách. Nhiều khi lên vẫn bán, giá đó mình chịu thiệt đi xíu thì mình bán cho để giữ mối, bán cho nó đắt hàng”. Còn anh Trần Đức Văn - Tiểu thương chợ Phạm Văn Bạch, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Giá các mặt hàng cũng tăng nhẹ. Giá các mặt hàng tùy theo ngày. Ví dụ ngày mưa bão không đánh bắt được thì giá cao lên xíu. Tôm trước thì 160, 170 hôm nay thì lên 180k/kg”.

Bên cạnh thịt cá, rau xanh cũng là mặt hàng tăng giá rất nhanh từ sau bão số 3. Giá Nhiều loại rau củ tăng lên 20 - 30% so với hồi đầu tháng. Đơn cử, dưa leo từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg. Súp lơ tăng từ 40.000 đồng/kg lên 70.000 đồng/kg. Các loại rau ăn lá như rau xà lách có giá 50.000-65.000 đồng/kg, cà chua 30.000 - 50.000 đồng/kg, hành lá và các loại rau gia vị khác cũng tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg.

Bà Phạm Thị Hoài - Tiểu thương chợ Tân Định, TP. Hồ Chí Minh: “Từ hôm bão đến giờ thì hàng cũng có lên một chút. Nhập hàng cũng bị khó có những mặt hàng không có, có những hàng ít thì họ bán đắt lên”. 

Để kiểm soát giá thực phẩm do ảnh hưởng của mưa bão, Sở Công thương TPHCM đã phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, chợ đầu mối để duy trì nguồn hàng cũng như có mức giá bình ổn. Đơn vị này yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

 

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...