Ấn tượng phương Nam: Khi thổ cẩm lên sàn thời trang chuyên nghiệp

VTV9.vtv.vn - Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc S'Tiêng, M'nông trên đất Bình Phước đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các sản phẩm của nghề dệt truyền thống này là nhiệm vụ cấp bách của các cấp ngành và địa phương.
Để nhiệm vụ này đạt thành tích tốt chắc chắn không thể thiếu sự chung tay đồng lòng của chính các nghệ nhân và bà con các đồng bào. Việc đưa sản phẩm thổ cẩm do chính tay họ tâm huyết tạo nên lên các sàn diễn thời trang chuyên nghiệp cũng là 1 cách.
Đây là một buổi hướng dẫn cho chị em thành viên tổ dệt thổ cẩm ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản. Đa số chị em đều rất kiên trì vì ai cũng muốn giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc và bản thân họ cũng cảm thấy tự hào khi khoát lên mình bộ trang phục được làm từ thổ cẩm do mình dệt ra.
Chị Điểu Thị Hồng - Xã Thanh An, Hớn Quản, Bình Phước: "Khi nhìn thấy những bà con trong ấp sóc của mình dệt ra những sản phẩm mình đang mặc mình thấy nó rất là hay, giờ mình muốn học lại để phát huy truyền thống nghề dệt stieng của mình. Để những tấm thổ cẩm được chính đồng bào ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, cần có sự chung tay định hướng từ các hội, đoàn thể, chính quyền các cấp.
Anh Điểu Đại Tim - Xã Đồng Nai, Bù Đăng, Bình Phước: “Mình là người M'nong, mình rất tự hào khi được biểu diễn ở một sự kiện lớn như thế này, từ nhỏ tới giờ mình cũng thường xuyên mặt, mình cũng rất đồ dân tộc của mình+ bộ đồ mình mặc trên người là được ông bà, cha mẹ tự tay dệt may cho”. Lần đầu tiên 70 bộ trang phục từ những tấm thổ cẩm được các bà, các mẹ đồng bào stieng, M'nong dày công dệt đã được nhà thiết kế Minh Hạnh đưa lên sân khấu cùng với những mẫu thời trang thổ cẩm do bà tự thiết kế trong chương trình trình diễn thời trang "Bom Bo ngày mới".
Nhà thiết kế Minh Hạnh: “Chúng tôi làm một con đường liên kết để gắn bó để gia tăng cái giá trị của hổ cẩm stieng bằng tơ lụa, chỉ có như vậy thì cái người dệt họ mới được cái niềm tin, có được cái hy vọng, trong cái việc là họ bảo tồn được giá trị thổ cẩm ngày hôm nay”.
Ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn văn hoá s'Tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước: “Chúng tôi rất kỳ vọng thổ cẩm của người mơ nong stieng ở bù đăng cũng như ở bình phước sẽ được quảng bá rộng rãi, không chỉ ở đất nước việt nam mà còn vươn ra cả thế giới”. Nâng tầm trang phục thổ cẩm qua thay đổi chất liệu dệt, đầu tư vào hoa văn, mở rộng quảng bá sản phẩm là những hướng đi dài hơi và đồng bộ. Để mục đích cuối cùng là bà con biết nghề, làm nghề có thể bán được sản phẩm và sống được với nghề thì mới giữ gìn được nghề dệt một cách lâu dài, góp phần thiết thực vào việc bảo tồn giá trị của di sản.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết tối (03/04/2025)
thứ năm, 3/4/2025
Thời sự: Toàn cảnh 24h (03/04/2025)
Đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống; Giá xăng RON 95 lên sát 21.000 đồng một lít
thứ năm, 3/4/2025
Ấn tượng phương Nam: Rực rỡ sắc hoa từ củ cải
Quý vị sẽ làm gì với những củ cải trắng? Bản thân tôi thì quen với việc sử dụng cho các món ăn. Còn với một nhóm bạn trẻ ở thành phố Nha Trang, đó là ...
thứ năm, 3/4/2025
Thời sự: Phương Nam hôm nay (03/04/2025)
Mỹ áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế; Chứng khoán “rung lắc” mạnh sau khi Mỹ công bố chính sách thuế mới; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó để giả ...
thứ năm, 3/4/2025
Alo Doctor (03/04/2025): Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân
Bệnh lạ khiến cô bé 14 tuổi tự hành hạ bản thân; Tế bào gốc mở ra hy vọng cho trẻ tự kỷ; Tiểu nhiều có phải bệnh lý không?
thứ năm, 3/4/2025
Alo V9 (03/04/2025): Bình Thuận nhiều dự án du lịch bỏ hoang
Tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, nhiều khu đất rộng từng được kỳ vọng trở thành điểm du lịch sầm uất, nhưng giờ đây chỉ là những bãi đất trố ...
thứ năm, 3/4/2025
Tin mới
Văn bản
