Đồng Tháp: Gia tăng ca sởi biến chứng, nguy cơ bùng dịch

VTV9.vtv.vn - Dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Tại Đồng Tháp, dù số ca mắc sởi không tăng đột biến, nhưng số trẻ gặp biến chứng lại có xu hướng gia tăng, đặt ra nhiều lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch. Nguyên nhân gây biến chứng đa phần xuất phát từ những lầm tưởng cơ bản rồi dần tới trở tay không kịp.
Bội nhiễm, viêm phổi do suy hô hấp, bệnh nhi phải trợ thở không xâm lấn. Bệnh sởi chồng biến chứng, hơn 1 tuần điều trị tích cực không cải thiện, sức khỏe con của chị Hảo vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Lầm tưởng dấu hiệu sởi là một trong những nguyên nhân.
Chị Tồng Ngọc Hảo, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Tưởng sốt bình thường đi khám bệnh tư, neo 2-3 ngày thấy nóng hoài nên đưa vô đây nhập viện, 2 ngày sau mới biết bé bị sởi.”
Theo thống kê của ngành y tế Đồng Tháp, cứ 10 trẻ mắc sởi thì có ít nhất 7 trẻ gặp biến chứng. Đáng lo ngại hơn, điều này cho thấy sởi không còn là một bệnh truyền nhiễm lành tính mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.

Bác sĩ CK2 Phạm Hữu Công, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp cho biết: "
Bệnh sởi tử vong do biến chứng, biến chứng thường gặp là hô hấp như viêm phổi, viêm thanh khí quản, viêm tiểu khí quản sau viêm phổi, tiêu chảy, nôn ói, nấm miệng, thần kinh, loét giác mạc, lao tiến triển, suy dinh dưỡng nặng, sốc nhiễm khuẩn. Trong giai đoạn khởi phát có dấu hiệu đặc trưng là đỏ mắt, dấu chấm trắng trong niêm mạc má, miệng của trẻ. Giai đoạn toàn phát, tức phát ban rồi là kiểu hình phát ban, trình tự phát. Hình giác, trình tự phát ban từ sau tai, lan mặt và xuống tứ chi.
Hiện Đồng Tháp đã ghi nhận khoảng 1.700 ca sởi tại tất cả xã, phường trong tỉnh. Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ chưa tiêm vắc xin vẫn chiếm đa số trong nhóm bệnh nhi. Ngoài ra, do biểu hiện ban đầu dễ nhầm với sốt thông thường, nhiều phụ huynh không nhận diện kịp thời, khiến trẻ không được điều trị đúng cách.
Bác sĩ CK2 Phạm Hữu Công, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp: “Không thể xem thường bệnh sởi, đặc biệt là dịch bệnh hiện nay. Giải pháp quan trọng bây giờ là tiêm chủng, tăng cường miễn dịch bằng ăn uống, vệ sinh. Cách ly đối với trẻ bệnh, trẻ chưa bệnh thì mang khẩu trang nơi đông người.”
Theo dự báo, năm 2025 sẽ là chu kỳ bùng phát bệnh sởi với số ca mắc có thể tăng mạnh. Giữa bối cảnh dịch bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, chủ động tiêm vắc xin, nâng cao ý thức phòng bệnh là giải pháp cấp thiết để bảo vệ sức khỏe trẻ em và cộng đồng.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Điều trị cho trẻ tự kỷ từ tế bào gốc
Hôm nay (2/4) là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, cùng nhau hỗ trợ và tạo môi trường sống thân thiện cho những người mắc chứng tự kỷ. Phát triển các ...
thứ tư, 2/4/2025
Đoàn Việt Nam tăng cường cứu hộ, dựng lều, cấp thuốc cho nạn nhân
Các đoàn cứu hộ của quân đội và công an Việt Nam cũng chạy đua với thời gian để cứu người. Bên cạnh đó còn tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ khác, khi v ...
thứ tư, 2/4/2025
Myanmar: Cứu sống người đàn ông sau 100 giờ bị mắc kẹt
Lực lượng cứu hộ chung của Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ vừa cứu sống thêm một người đàn ông 26 tuổi khỏi đống đổ nát của một khách sạn ở thủ đô NayPyiTaw, 5 ...
thứ tư, 2/4/2025
Hỏa hoạn lúc rạng sáng ở quận 8, ba người tử vong thương tâm
Một vụ cháy lớn vừa xảy ra hồi rạng sáng nay tại 1 khu dân cư quận 8, TP. Hồ Chí Minh khiến 3 người thiệt mạng. Ngay trong sáng nay, nhóm phóng viên ...
thứ tư, 2/4/2025
Nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn đeo tạ tập diễu binh
Đều đặn mỗi buổi sáng, trước khi tham gia hợp luyện đi đều cùng các khối, các nữ chiến sĩ đều đeo tạ chân 1kg và tập luyện suốt 2 giờ với động tác cơ ...
thứ tư, 2/4/2025
Robot đón khách tại ngôi đền 2000 năm tuổi
Ở thủ đô Rome của Italia vừa xuất hiện một nhân viên đặc biệt - không than lương, không đòi nghỉ trưa, mà tiếp khách chuyên nghiệp. Đó là ADRIANO.
thứ tư, 2/4/2025
Tin mới
Văn bản
