Khó xây dựng điểm chuẩn chung khi điểm tổ hợp chênh lệch

 
Khó xây dựng điểm chuẩn chung khi điểm tổ hợp chênh lệch

VTV9.vtv.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm chênh lệch giữa 7 tổ hợp xét tuyển truyền thống. Đây là căn cứ để các trường tham khảo xây dựng bảng quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức, tổ hợp. Tuy nhiên theo nhiều trường đại học, nhất là với trường xét tuyển nhiều tổ hợp vào 1 ngành, để xây dựng một điểm chuẩn chung là điều không dễ.

Ngay khi có phổ điểm của 7 tổ hợp truyền thống, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã công bố bảng quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, điểm chênh lệch giữa các tổ hợp xét tuyển trong cùng 1 ngành xét tuyển. So với 3 tổ hợp còn lại, tổ hợp D01 và D04 sẽ có điểm chuẩn thấp hơn 0.5.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội: “So phổ điểm từng môn thì môn tiếng Anh thấp hẳn, nhưng gộp thành tổ hợp xét tuyển, và so trên số lượng lớn thì mức chênh đó là hợp lý. Hơn nữa, qua nhiều năm quan sát, đã lường được khả năng không cân bằng về chất lượng đề thi giữa các môn. Vì vậy chúng tôi đưa tổ hợp K01 vào để cân bằng, trong đó văn chỉ chiếm 1/6 thành phần điểm, toán chiếm 3/6, lý/hóa/sinh/tin chiếm 2/6. Nghĩa là tất cả những em có điểm số tốt môn toán và các môn khoa học tự nhiên đều được tạo điều kiện tối đa”.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, việc quy đổi điểm chệch lệch giữa các tổ hợp xét tuyển chỉ thực hiện được với các trường đặc thù, ít ngành đào tạo hoặc sử dụng ít tổ hợp xét tuyển.

tc24h-2207-4 trung nhân.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh: “Còn với những trường có quy mô lớn hơn, số lượng tổ hợp nhiều hơn thì việc này là khá khó khăn. Vì thực tế có những trường sử dụng tới vài chục tổ hợp xét tuyển khác nhau. Như vậy việc phân giữa các độ lệch cho các phối hợp trong xét tuyển là khó và cũng không có cơ sở để làm, khi không có phân biệt độ lệch giữa các tổ hợp thì trong quá trình xét tuyển tất cả tổ hợp được xét công bằng và tổ hợp nào cao nhất thì lấy để tính.”

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc quy đổi điểm chênh lệch giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển là việc của các trường, thí sinh không cần quá lo lắng. Bởi nguyên tắc xét tuyển năm nay là phương thức nào, tổ hợp xét tuyển nào thí sinh đã đăng kí có điểm cao nhất đạt mức điểm chuẩn sẽ trúng tuyển.

tc24h-2207-4 cù xuân tiến.jpg
Thạc sĩ Cù Xuân Tiến - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: “Chúng tôi cũng sẽ dựa trên cái này để đảm bảo rằng những bạn nào có những môn mà liên quan tới toán, tiếng Anh nhiều thì nó sẽ là có độ lệch cũng là tương đối với lại những cái tổ hợp khác. Ví dụ như tổ hợp A00 giúp cho các bạn có mức gọi là công bằng ở một mức nào đó trong việc xét tuyển chung với các tổ hợp khác.”

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh: “Mình phải nhìn nhận vấn đề là ví dụ thí sinh này chọn môn này là vì các em giỏi môn này các em cứ chọn đi thi như vậy. Giả sử nếu chọn môn kia có thể hợp cao hơn, nhưng nếu các em thi môn kia, điểm em cũng không cao hơn thì chưa chắc chúng ta đã có điểm tốt. Đó là cái cơ sở khoa học”.

Tại phía Nam vẫn chưa có trường Đại học nào công bố bảng quy đổi điểm chệch lệch giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển. Đây cũng không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, từ phổ điểm, bách phân vị 7 tổ hợp xét tuyển Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố là cơ sở để thí sinh cân nhắc đặt nguyện vọng hợp lí, bên cạnh yếu tố đam mê sở thích.


 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 
 

Khắc phục tình trạng ảo trong tuyển sinh

Một trong những vấn đề đang được quan tâm thời điểm này là công tác tuyển sinh đại học năm 2025. Dù hình thức xét tuyển mở rộng với nhiều phương thức ...