Lãng phí do tâm lý và ý thức

 
Lãng phí do tâm lý và ý thức

VTV9.vtv.vn - Thống kê của Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam, thì cơm/bún/phở/mì chiếm tỉ trọng lớn nhất trong biểu đồ những loại thức ăn bị lãng phí (68%). Kế đến là thịt/cá nấu chín (53%) và rau củ (44%). Nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề lãng phí thực phẩm để lập kế hoạch bữa ăn hợp lý và giảm tình trạng mua quá nhiều.

Yêu cầu bắt buộc của nhân viên Nhà hàng buffet lẩu - nướng này là phải lưu ý thực khách về sự chừng mực khi gọi món. Không chỉ là sự lưu tâm lịch sự ngay khi khách mới đến, mà nhà hàng còn ghi rõ quy định này trên thực đơn, nhưng vẫn không tránh được những tình huống đáng tiếc.

Chị Phạm Huyền Trang, Nhân viên chuỗi nhà hàng Khang Buffet: "Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khách bỏ phí đồ ăn: ví dụ như khách nướng gọi quá nhiều đồ, nước thừa quá nhiều. Vì biết là nhà hàng có quy định sẽ phụ thu nên khách nướng cháy, cái này thì chúng tôi không thể phụ thu của khách. Bắt buộc chúng tôi phải bỏ đi vì không thể sử dụng lại được nữa."  

Mặc dù đã định lượng khá sát nhu cầu từng ngày, nhưng sự dư thừa thực phẩm ở các nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng buffet là không thể tránh khỏi. Đáng tiếc là những đồ ăn không thể tái sử dụng. 

Sự lãng phí không chỉ phổ biến ở các nhà hàng, mà một lượng lớn thực phẩm cũng bị bỏ phí ở gia đình. Theo khảo sát của Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam thì: hơn 50% thức ăn bị lãng phí ban đầu được tạo ra do tâm lý "để phần" cho những người không thể có mặt trong bữa ăn đó cùng gia đình. 49% những người để thức ăn trong tủ lạnh sẽ quên đến khi không còn ăn được. 35% không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn (khi chế biến, nấu nướng) một cách hợp lý dẫn đến nấu dư thừa.

tc24h-0711-23 Vu Thi Tuyet Nhung.jpg
Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung - Tác giả cuốn sách "Hà Thành hương xưa vị cũ"

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, tác giả cuốn sách "Hà Thành hương xưa vị cũ": "Chủ nhà thì luôn có tâm lý phải mua nhiều để thể hiện lòng hiếu khách. Còn khách thì không dám ăn nhiều vì ngại với chủ nhà".

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự lãng phí thực phẩm, nhưng hậu quả để lại thì như nhau. Lãng phí làm tiêu tốn tiền bạc và ảnh hưởng đến giá bán thực phẩm. Không những vậy, thực phẩm bỏ đi, trong thời gian ngắn, sẽ sinh ra khí Metal - có khả năng giữ nhiệt gấp 28 lần khí Cacbon đioxit (CO2) - loại khí thải góp phần làm trái đất nóng lên.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...