TP. Hồ Chí Minh: Loay hoay với doanh nghiệp - dạy nghề
VTV9.vtv.vn - Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM, chỉ 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp từ đại học đến trung cấp nghề đang làm việc tại các doanh nghiệp được đánh giá là có đủ kỹ năng và kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này phản ánh rõ khoảng cách giữa nhu cầu của doanh nghiệp và chất lượng đào tạo từ các trường nghề - Một vấn đề kéo dài mà TP.HCM vẫn đang nỗ lực tìm cách khắc phục.
TP. Hồ Chí Minh có ít nhất 7 trường cao đẳng và 16 đại học có đào tạo ngành logistic. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ có thể tuyển được 1-2% lao động đã qua đào tạo. Doanh nghiệp đã phải tự xây dựng chương trình đào tạo nghề theo kiểu vừa học vừa làm. Và đây không chỉ là trường hợp cá biệt.
Ông Trần Phước Hùng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh: “Người lao động không thích vào trường đào tạo, lý do vì không có đầu ra, mà người ta thích vào doanh nghiệp đào tạo xong rồi doanh nghiệp nhận làm luôn. Ví dụ như vào doanh nghiệp thử việc 3,4 tháng rồi doanh nghiệp nhận làm luôn.”
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể dạy chứ không có chức năng cấp chứng chỉ nghề nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, người lao động lại tiếp tục tái thất nghiệp. Chính vì vậy, cần phải phân định rõ ràng giữa đào tạo tại trường nghề và tại doanh nghiệp.
Ông Trần Kim Tuyền, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề TP. Hồ Chí Minh: “Nghe chữ đào tạo lại thì các trường dạy nghề rất buồn, tại vì đào tạo ra thì đã làm được, còn vào doanh nghiệp thì bắt buộc phải tiếp cận thêm để phù hợp với doanh nghiệp đó. Cho nên đào tạo đây người ta gọi là đào tạo thêm để phù hợp với từng công ty, doanh nghiệp”.
Kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm hơn 86% tổng nhu cầu nhân lực. Đây là xu thế tất yếu khi Thành phố hướng tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung vào kinh tế xanh với hàm lượng kỹ năng, chất xám cao. Vì vậy, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp và trường nghề cần có thêm chất xúc tác gắn kết từ chính sách.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Chuyên gia Lao động - Việc làm: "Luật pháp cũng phải thể chế hóa các chính sách cho nhà trường và cho doanh nghiệp, đưa sinh viên đến doanh nghiệp để làm thì cơ chế tài chánh cho trường đó và cho sinh viên xuống dưới doanh nghiệp để làm thì phải rõ, phải có bổ sung, và đặc biệt Thàn phố có nghị quyết 98 thì tôi nghĩ là các cơ quan chuyên môn có thể tham mưu cho lãnh đạo thành phố việc này.
Đã có những chương trình tương tự được xây dựng từ hiệp ước giáo dục nghề nghiệp dành cho người đi xuất khẩu lao động trở về. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung chế tài cho quy định đánh giá chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, để đây sẽ là nền tảng cho đào tạo nghề đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn.
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Ai Cập tái tạo hình ảnh cổ vật bị hư hại
Công nghệ thực tế ảo giúp tái tạo, hiển thị hình dạng ban đầu cách đây hàng ngàn năm của các hiện vật bị hư hại đang được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cậ ...
thứ sáu, 15/11/2024
Cung Thiên Văn lớn nhất Châu phi mở cửa trở lại
Cung thiên văn lớn nhất châu Phi cận Sahara sắp mở cửa trở lại tại Johannesburg, Nam Phi. Sau đợt cải tạo, cung thiên văn sẽ hiện đại hơn, mang đến tr ...
thứ sáu, 15/11/2024
Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh siết quản lý giữ xe, thu phí đúng giá
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng 2 và một số bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng siết chặt khâu quản lý, kiểm tra ...
thứ sáu, 15/11/2024
Cần giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông
Gặp sự cố trên đường là chuyện hết sức bình thường khi tham gia giao thông, nhưng đôi khi sự cố lại chồng sự cố, tai nạn chồng tai nạn, do các tài xế ...
thứ sáu, 15/11/2024
Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...
thứ năm, 14/11/2024
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Kể từ đầu năm sau, các chủ tài khoản thanh toán và chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến, chuyển tiền hoặc rút tiền tại ATM nế ...
thứ năm, 14/11/2024
Tin mới
Văn bản