Lừa đảo mua sắm trực tuyến: Bình cũ rượu mới
VTV9.vtv.vn - Theo nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, chỉ trong 9 tháng năm nay, ước tính người tiêu dùng Việt đã chi gần 230 nghìn tỷ đồng cho hoạt động mua sắm trực tuyến. Có thể thấy, hình thức mua sắm này đã và đang trở thành thói quen của nhiều người.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo. Không còn dừng lại ở những chiêu trò đơn giản như bán hàng giả, hàng nhái,... kẻ gian giờ đây đã nâng cấp thủ đoạn tinh vi và khó lường hơn.
Là người thường xuyên mua sắm trực tuyến, những cuộc điện thoại của người giao hàng hay còn gọi shipper đã không còn xa lạ với bạn trẻ này. Nên khi nhận được một cuộc gọi từ số lạ xưng là shipper, nói chính xác thông tin đơn hàng, lại còn báo sẽ gửi hàng tại quán nước đối diện công ty - nơi bạn thường xuyên nhờ nhận đồ hộ, bạn trẻ này đã tin tưởng và chuyển khoản 500 nghìn đồng cho người này để thanh toán. Nhưng 30 phút sau, bạn lại nhận được cuộc gọi từ shipper quen để giao hàng. Lúc này, nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn.
Nạn nhân cho biết: “Đối tượng lừa đảo nói cho mình rất chính xác tất cả những cái thông tin bao gồm từ loại sản phẩm mình đặt hàng, mã đơn hàng và kể cả là số tiền chính xác đến từng số lẻ. Cho nên là tại cái thời điểm mà mình chuyển khoản mình sẽ không có một chút cảnh giác nào cả”.
Tinh vi hơn, những kẻ lừa đảo còn kịp "thay áo mới" giăng bẫy nạn nhân bằng một kịch bản khó lường hơn. Chúng tự xưng là shipper, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản ngay phí ship chỉ vỏn vẹn 30-40 nghìn đồng.
Ngay sau đó, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn từ những đối tượng lạ mặt này, nói rằng đã gửi nhầm số tài khoản đăng ký hội viên của "Bảo hiểm Hàng hóa" và gửi đường link lạ dẫn đến một trang fanpage giả mạo.
Người này còn liên tục giục nạn nhân nhắn tin để hủy tài khoản hội viên, nếu không sẽ bị kích hoạt và mất phí 3,5 triệu đồng một tháng. Một khi nạn nhân bấm vào đường link giả mạo, thực hiện các thao tác như kẻ gian hướng dẫn sẽ đối mặt với rủi ro bị chiếm tài khoản ngân hàng, lộ lọt thông tin cá nhân và có thể mất tiền lúc nào không biết.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia: “Tuyệt đối sẽ không thực hiện việc cài đặt các ứng dụng lạ, bấm vào những cái đường link lạ hay là đưa thông tin cho những cái người lạ chỉ thông qua gọi điện hay là chat”.
Công nghệ ngày càng phát triển, những thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi. Người dùng vì thế cũng cần phải nâng cao cảnh giác và kiến thức. Có như vậy mới có thể xây cho mình một "hệ miễn dịch" để chống lại những thứ độc hại từ không gian mạng.
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Trò chuyện cùng đại diện Việt Nam trước chung kết Mr World 2024
Tối nay, đêm chung kết cuộc thi Nam vương thế giới (Mr World 2024) sẽ chính thức diễn ra tại NovaWorld Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đại diện Việt Nam ...
thứ bảy, 23/11/2024
TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm
Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...
thứ bảy, 23/11/2024
Virus H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
Một ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học lo lắng khi virus cúm gia cầm H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người. Bệnh nhân là một ...
thứ bảy, 23/11/2024
Nam Phi phân loại ngộ độc thực phẩm là “thảm họa quốc gia”
Chính phủ Nam Phi vừa tuyên bố tình trạng gia tăng số ca ngộ độc thực phẩm dẫn tới cấp cứu và tử vong trong thời gian gần đây là "thảm họa quốc gia".
thứ bảy, 23/11/2024
Tăng cường chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cộng đồng
Đưa dịch vụ y tế, thăm khám, chăm sóc sức khỏe tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân "sống khỏe mỗi n ...
thứ bảy, 23/11/2024
Tiếp nối tinh thần tiếng mõ Nam Lân, Nam Kỳ Khởi nghĩa
Ngày này 84 năm trước 23/11/1940, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện khi 18 tỉnh, thành Nam bộ nhất loạt nổi dậy giành chính quyền từ thực dân P ...
thứ bảy, 23/11/2024
Tin mới
Văn bản