Thời sự: Toàn cảnh 24h (09/11/2024)

 
Thời sự: Toàn cảnh 24h (09/11/2024)

VTV9.vtv.vn - Phổ biến quy định mới về bảo vệ trẻ em ngồi trên ô tô - Cảnh báo 3 hình thức lừa đảo trực tuyến người lao động

Phổ biến quy định mới về bảo vệ trẻ em ngồi trên ô tô

Ban An toàn giao thông TP.HCM vừa phối hợp với Trung tâm Tư vấn sức khỏe cộng đồng phổ biến những quy định mới về bảo vệ trẻ em khi ngồi trên ô tô. Đây là nội dung sẽ được thực hiện trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 năm 2024.

Theo quy định, bắt đầu từ năm 2026, trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi cùng hàng ghế với lái xe, trẻ em khi đi ô tô phải được trang bị thiết bị an toàn. 

TC24H-0911-19 3.jpg
Qui định mới bắt buộc trẻ em trên đi ô tô phải có dụng cụ bảo đảm an toàn

Theo quy định mới trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ năm 2026, người lái và người được chở trên ô tô phải thắt dây an toàn khi tham gia giao thông. Ngoài ra, khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại ô tô chỉ có một hàng ghế. Người lái xe phải sử dụng các thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiết bị an toàn cho trẻ em có thể giảm đến 80% tỷ lệ tử vong, giảm 70% chấn thương nghiêm trọng đối với trẻ em. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, chỉ có 1,3% số lượng xe ô tô có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em. Ngoài ra, theo khảo sát, tỷ lệ trẻ em ngồi ghế trước ô tô ở Việt Nam khá phổ biến. Khoảng 22,8% xe có trẻ em ngồi ghế trước một mình và 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn.

Cảnh báo 3 hình thức lừa đảo trực tuyến người lao động

TC24H-0911-20.jpg
Các hình thức lừa đảo người lao động

Đánh trúng tâm lý cần tiền nhanh, thủ tục thuận tiện và lợi dụng uy tín của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp để mạo danh, chính là 3 hình thức lừa đảo trực tuyến người lao động vừa được các chuyên gia đưa ra cảnh báo.

Các đối tượng mạo danh nhân viên công ty tài chính, ngân hàng lớn để hỗ trợ vay tiền trên mạng xã hội nhanh, không cần chứng minh tài sản. Sau đó đối tượng yêu cầu người vay chuyển khoản đặt cọc hoặc trả trước một khoản tiền nhất định, rồi biến mất. Hình thức thứ 2 là mời đầu tư, huy động vốn với lãi suất cao bất thường so với thị trường. Hình thức thứ 3 là mạo danh nhân viên điện lực gọi điện thông báo khách hàng đang nợ tiền điện lớn và đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán ngay. Kèm theo đó là tin nhắn SMS, email giả hóa đơn tiền điện, kèm theo đường link để thanh toán trực tuyến hoặc ứng dụng giả mạo.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Sáng Phương Nam (15/11/2024)

TP. Hồ Chí Minh ra mắt app công dân số người dân có thể gửi phản ánh tra hồ sơ - Xu hướng không phụ thuộc xét tuyển học bạ - Gia tăng số trẻ nhập viện ...

 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (14/11/2024)

Khẩn trương khắc phục sự cố đập thủy điện Ia Ring - Hàng chục điểm sạt lở trên Quốc lộ 28 nối Bình Thuận - Lâm Đồng - Khởi tố 20 bị can liên qua ...

 
 
 

Alo Doctor (14/11/2024)

Số ca mắc sởi tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng - Trung tâm 115 TP. Hồ Chí Minh đạt chứng nhận vàng cấp cứu ngoại viện - Bọc răng sứ veneer nhữn ...

 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (14/11/2024)

Vụ ô tô quá tải làm sập cầu ở An Giang: Tài xế có thể bị xử lý hình sự - TP. Hồ Chí Minh khi mua nhà ở xã hội được hỗ trợ tối đa 90 triệu đồng - ...