Thời sự: Toàn cảnh 24h (13/11/2024)

 
Thời sự: Toàn cảnh 24h (13/11/2024)

VTV9.vtv.vn - Ôtô quá trọng tải làm sập cầu ở An Giang - Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam - Bộ Y tế chỉ ra 4 lý do giới trẻ Việt không muốn kết hôn, lười sinh con

Ôtô quá trọng tải làm sập cầu ở An Giang

Sáng nay, tài xế 28 tuổi, ngụ TP Cần Thơ lái xe tải chở gạch thuê từ Bình Dương đến cửa khẩu Giang Thành, tỉnh Kiên Giang để giao hàng qua Campuchia. Khi chạy xe qua cầu kênh T6 thì cầu bị sập nhịp giữa. Thời điểm xảy ra sự cố, trên cầu chỉ có xe tải, tài xế tự thoát ra ngoài an toàn.

Cơ quan chức năng kiểm tra xe tải chỉ có tải trọng hơn 19 tấn, tuy nhiên lúc qua cầu xe đang chở khoảng 30 tấn gạch. Chưa kể cầu T6 chỉ cho phép phương tiện qua lại tối đa 5 tấn. CSGT Công an huyện Tri Tôn đang phối hợp Thanh tra giao thông khám nghiệm hiện trường để làm rõ vụ việc.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng nay, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1,4 mét, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Tuyến đường phục vụ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng/phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, dự kiến khởi công dự án vào năm 2027. Để có thể hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035, Chính phủ đề xuất nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai dự án.

Thẩm tra nội dung này, thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao... với mạng lưới đường sắt quốc gia, mạng lưới đường sắt và giao thông khác trong và ngoài nước. Báo cáo thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ: đánh giá đúng thực tế hiệu quả, khả năng đáp ứng của nguồn lực ngân sách nhà nước; an toàn nợ công và các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đảm  bảo triển khai hiệu quả Dự án. 

Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận ở Tổ về nội dung này.

Bộ Y tế chỉ ra 4 lý do giới trẻ Việt không muốn kết hôn, lười sinh con

Mới đây, Bộ Y tế cho biết hiện nay, mô hình sinh của Việt Nam đã chuyển dịch mức sinh cao nhất ở nhóm tuổi từ 20-24 sang nhóm tuổi từ 25-29. Điều này cho thấy xu hướng kết hôn muộn, không muốn kết hôn, không muốn sinh con, sinh muộn, sinh ít, sinh thưa ngày càng cao và có xu hướng lan rộng.

Một số nguyên nhân được Bộ Y tế chỉ ra như điều kiện sống được cải thiện, học vấn ngày càng được nâng cao, các cặp vợ chồng có nhu cầu tận hưởng cuộc sống và thành quả của sự phát triển nhiều hơn. Sức ép kinh tế đối với một gia đình trẻ như chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dưỡng và giáo dục con cái từ khi sinh ra đến khi trưởng thành ngày càng cao. Cuối cùng là tình trạng phá thai, tỉ lệ vô sinh có xu hướng tăng cũng tác động đến việc không thể sinh con.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Biết gì chưa (22/4/2025)

Bản giao hưởng Hòa Bình - Chương trình nghệ thuật "Bài ca thống nhất" - TP. Hồ Chí Minh công bố bộ nhận diện du lịch 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam.

 
 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (21/04/2025)

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng miền Nam; TP. Hồ Chí Minh đề xuất làm đường sắt kết nối sân bay Long Thành; TP. Hồ Chí Minh thí sinh tự ...

 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/04/2025)

Thủ tướng yêu cầu chi trả lương hưu tháng 5 sớm TP. Hồ Chí Minh về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát Triển khai dự án chống triều cường, ngăn ngập ven sôn ...