Thị trường gọi đồ ăn trực tuyến - miếng bánh không dễ ăn

 
Thị trường gọi đồ ăn trực tuyến - miếng bánh không dễ ăn

VTV9.vtv.vn - Khảo sát mới nhất từ NielsenIQ và Decision Lab về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đều cho thấy sức hấp dẫn từ mảng kinh doanh này. Theo đó, thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam đã tăng trưởng 26% chỉ trong vòng 1 năm, từ 1,4 tỷ USD năm 2023 và dự kiến đạt 3,4 tỷ USD trong 2 năm tới.

Trong khi những ông lớn cũ vẫn đang chiếm lĩnh thị trường, đã có không ít cái tên phải rời cuộc chơi - và những tay chơi mới vẫn tiếp tục xuất hiện. Điều này cho thấy đây một cuộc đua chưa bao giờ giảm nhiệt.

Nếu quý vị và các bạn để ý màu áo của các tài xế công nghệ vào giờ cao điểm trưa tại các quán ăn ở TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ dễ dàng nhận ra cái tên nào đang chiếm lĩnh thị trường. Shoppee Food và Grab Food, chỉ 2 cái tên này thôi cũng đã chiếm đến 90% miếng bánh thị phần của thị trường giao đồ ăn  trực tuyến tại Việt Nam.

tc24h-1307-1 giao đồ ăn online.jpg
Các nhân viên giao đồ ăn của các hãng khác nhau đang chờ nhận đồ ăn

Nhìn vào màn hình quản lý của quán ăn này, có thể thấy chủ quán đang kết nối với 5 ứng dụng giao hàng khác nhau. Nên có thể hiểu, dù được ví như một cuộc đua song mã, nhưng thị trường này lại là một "cuộc đua ngầm", cạnh tranh khốc liệt.

Bà Bùi Thị Dung, quán phở Chào, phường Thạnh Mỹ Tây, TP. Hồ Chí Minh: “Các app bây giờ người ta cũng rất cần nhà hàng. Có app mời chào mình chỉ mười mấy % thôi, có một app mới ra nữa.”

Mặt bằng chung hiện nay các ứng dụng đều thu mức chiết khấu từ 20-25% vì vậy mỗi ứng dụng lại đang có hướng đi về công nghệ và bán hàng khác nhau.

tc24h-1307-1 trương quốc vinh.jpg
Ông Trương Quốc Vinh - quán Cơm gà Hải Nam, phường Bến Thành, TP. Hồ Chí Minh

Ông Trương Quốc Vinh, quán Cơm gà Hải Nam, phường Bến Thành, TP. Hồ Chí Minh: “Thực ra không phải như ngày xưa nữa đâu, nói tóm lại họ cũng đang cân nhắc nhiều thứ để đưa ra một chương trình chứ không phải như ngày xưa vô tội vạ. Thực ra cảm thấy giờ đang cạnh tranh lành mạnh. Thí dụ như tuần này, ông này chạy chương trình đó, kêu mình có kết hợp hay là không. Nếu mình cảm thấy chương trình đó kết hợp với mình tốt, đơn hàng mình mạnh hơn, mình cảm nhận được lợi nhuận nữa.”

Bà Vion Yau, Trưởng Bộ phận Phân tích, Momentum Works (Singapore): “Nếu nhìn vào những doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, có thể thấy đều là những cái tên hiện diện trên thị trường cả chục năm qua. Họ hiểu đặc tính của thị trường Việt Nam và biết cách điều hướng tuyến đường giao hàng đến từng hẻm hốc. Những điều tưởng nhỏ nhưng rất quan trọng. Bên cạnh đó các nền tảng này đều có đa dạng các dịch vụ bổ trợ, như taxi - xe ôm công nghệ hay thương mại điện tử. Tạo ra nhiều lợi thế so với các nền tảng chỉ tập trung vào một mảng giao đồ ăn.”

Trong 3 năm qua, lần lượt những cái tên như Baemin, GoFood và Loship chia tay thị trường, rồi giữa năm nay xuất hiện thêm tân binh Xanh SM. Điều này cho thấy, thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển - cả về quy mô lẫn độ khốc liệt. Trong bối cảnh đó, chỉ những nền tảng biết tối ưu vận hành, có hệ sinh thái đa chiều và am hiểu đặc điểm địa phương, mới có thể trụ vững và giành được miếng bánh lớn.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

Gama – Dục tốc bất bại

Dục tốc bất bại là chương trình giải trí thực tế về đua xe go-kart đầu tiên tại Việt Nam, được sản xuất độc quyền bởi đội ngũ Việt Nam. Không chỉ là m ...