Cẩn trọng với căn bệnh Whitmore

 

VTV9.vtv.vn - Một nữ bệnh nhân 33 tuổi, ngụ tại TP. Hồ Chí Minh, vừa được Bệnh viện Nhân dân Gia Định cứu sống sau khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm nhiễm khuẩn "ăn thịt người" Whitmore.

Whitmore là nhiễm khuẩn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm. Các bác sĩ khuyến cáo những người tiếp xúc với "đất và nước ô nhiễm" cần phải đặc biệt chú ý bảo vệ sức khỏe. 

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hội chứng nguy kịch hô hấp cấp do viêm phổi nặng. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, tình trạng tổn thương phổi và suy hô hấp nặng dần được cải thiện.

tc24h-1210-21 Phước Tiến.jpg
Thạc sĩ, Bác sĩ Phó Thiên Phước - Khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Thạc sĩ, Bác sĩ Phó Thiên Phước, Khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh: "Chúng tôi quyết định phải tối ưu việc thông khí cho bệnh nhân qua các chiến lược như thông khí bảo vệ phổi, oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể, kháng sinh đối với tác nhân. Sau 4 ngày thì bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, 7 ngày thì bệnh nhân rút được nội khí quản. Hiện tại thì bênh nhân đã hồi phục."

Đáng chú ý, đây là trường hợp thứ 3 nhiễm vi khuẩn ăn thịt người trong hơn 1 tháng vừa qua trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Các bệnh nhân đều có điểm chung là thường xuyên tiếp xúc với nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm. Từ thực tế này cho thấy, tình trạng người dân vẫn còn tâm lý chủ quan đối với sự nguy hiểm mà căn bệnh Whitmore có thể gây ra trong cộng đồng.

Người nhà bệnh nhân cho biết: "Hàng ngày thì bé đi lòng vòng chơi vậy thôi, giờ hỏi nguyên nhân gây bệnh thì cũng không biết", người nhà bệnh nhân. Mười ngày mà con vẫn không mở mắt ra, không phản ứng với thuốc, dù thuốc liều cao. Gia đình cứ nghĩ là con chết đi thôi chứ không nghĩ là kỳ tích mà bác sỹ cứu được."

Khuẩn Burkholderia Pseudomallei thường sống trong những vùng đất ẩm, nước bị ô nhiễm và xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua da khi có vết thương hở. Nhất là trong và sau mùa mưa bão, vô số các vi sinh vật, rác thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

tc24h-1210-21 Đinh Thị Hải Yến.jpg
Bác sĩ Đinh Thị hải Yến - Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Bác sĩ Đinh Thị hải Yến, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh: "Vi khuẩn tồn tại trong đất và nước xung quanh chúng ta, tiếp xúc với đất và nguồn nước ô nhiễm là có nguy cơ lây nhiễm. Hạn chế đi chân đất và dùng tay tiếp xúc đất, nước dơ. Nếu nghề nghiệp phải tiếp xúc với đất phải sử dụng đồ bảo hộ lao động."

Người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đặc biệt, khi có các vết loét ở ngoài da, kèm theo triệu chứng như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Nga bảo tồn các làng nghề truyền thống

Cấm vận, biến động thị trường, khách du lịch giảm, doanh số bán hàng giảm và số lượng thợ thủ công cũng giảm - các làng nghề thủ công truyền thống ở n ...

 

Hiểu đúng về xã hội hóa trong giáo dục

Mới đây, một hiệu trường tại Hòa Bình vừa bị khởi tố vì tội lạm thu. Lạm thu cũng là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi bắt đầu năm học mới và lu ...