Con người nghệ sĩ của vua Hàm Nghi qua công bố của hậu duệ

 
Con người nghệ sĩ của vua Hàm Nghi qua công bố của hậu duệ

VTV9.vtv.vn - Lần đầu tiên một bức tranh của vua Hàm Nghi đã được tiếp nhận và chính thức trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật quốc gia Việt Nam. Tác phẩm có tên "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim" do vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908 tại Algeria đã chính thức ghi danh ông vào lịch sử ngành mỹ thuật Việt Nam.

Cùng với bức tranh, cuốn sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” cũng được tiến sĩ Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của ông cho ra mắt bạn đọc trong nước, cung cấp những điều chưa từng được hé lộ về con người của vua Hàm Nghi.

Bức tranh sơn dầu "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim" thể hiện phong cảnh hoàng hôn ở gần nơi vua Hàm Nghi ở tại Algeria trong thời gian lưu đày. Bức tranh sử dụng phong cách chấm họa do người vẽ chịu ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp vào cuối thế kỷ 19.

TC24H-1311-39 Vương Duy Biên.jpg
NSND Họa sĩ Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp Các hội VHNT Việt Nam

NSND Họa sĩ Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp Các hội VHNT Việt Nam: "Tôi cho đây là một sự kiện rất là lớn, rất là quan trọng về mặt văn hoá. Hàm Nghi có thể nói như một người tiên phong về mỹ thuật hiện đại Việt Nam vì ông đã tiếp cận được sự đào tạo của Pháp mà sau này chính thức việc đào tạo của Pháp ở Đông Dương, cái mốc là 1925 lúc đó trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương mới ra đời'.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: “Tác phẩm này không chỉ có ý nghĩa về mặt mỹ thuật mà có một giá trị lịch sử gắn liền với một nhà vua yêu nước. Đây chính là món quà đặc biệt có thể nói là một nghĩa cử cao đẹp của hậu duệ vua Hàm Nghi dành tặng Việt Nam”.

TC24H-1311-39 7.jpg
Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi

Nhân dịp này, chị Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi cũng giới thiệu bản dịch tiếng Việt của cuốn sách về cựu vương mà chị đã dành nhiều năm thực hiện. Cuốn sách giúp người xem hiểu được con người nghệ sĩ của vua Hàm Nghi đã được hình thành và hoàn thiện như thế nào trong 50 năm ông sống biệt xứ.

“Các tác phẩm này là một phần đời của tôi, tôi đọc thấy qua tranh mình vẽ: thăng trầm trong những suy nghĩ u buồn của tôi, niềm vui trong tôi cùng muôn vàn sắc thái của nó” (Trích thư nháp vua Hàm Nghi gửi đại tá De Gondecourt, 1/1/1897).

TC24H-1311-39.jpg
Thư nháp vua Hàm Nghi gửi đại tá De Gondecourt, 1/1/1897

Tiến sĩ Amandine Dabat, Hậu duệ vua Hàm Nghi: “Điều thu hút tôi nhất là các bản nháp của những lá thư mà cụ tôi gửi cho các bạn bè của mình. Trong đó nổi bật những cảm xúc đau khổ của một người bị lưu đày xa quê và một sự đam mê dành cho hội hoạ. Cụ tôi cũng rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế thiên nhiên đã trở thành chủ đề lớn trong tranh của người, là cách người thể hiện suy nghĩ, ưu tư về hoàn cảnh của mình”.

Sau khi bị Pháp đày sang Algeria năm 1888 vì ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp, vua Hàm Nghi luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Hội họa cũng như điêu khắc là cách để ông có được sự tự do hướng về quê hương mà không bị kiểm soát. Ông đã để lại gia tài nghệ thuật bao gồm 91 bức tranh và các tác phẩm điêu khắc khác. Ngoài bộ sưu tập gia đình, tranh của ông còn được lưu giữ tại bảo tàng Cernuschi, Paris.
 

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...