Nông dân thay đổi mình, chuyển kênh tiêu thụ
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều loại nông sản, thủy sản của nông dân tại nhiều địa phương trên cả nước rơi vào cảnh ùn ứ, khó tiêu thụ do không thể xuất khẩu được.
Ngay sau khi dịch bùng phát, các sản phẩm trái cây như thanh long, dưa hấu lâu nay vốn phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu ngay lập tức bị ùn ứ, tồn đọng với số lượng lớn, khiến giá của các mặt hàng này xuống khá thấp, nhiều nông dân rơi vào cảnh thua lỗ.
Có thời điểm giá thanh long chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, dưa hấu thì chỉ còn 1.000 đồng/kg, thậm chí người dân phải đổ cho bò ăn vì thương lái không thu mua.
Các loại thủy sản như tôm hùm, cá mú, cá bớp cũng rơi vào cảnh tương tự. Nhiều nông dân phải bán tháo với giá rẻ để giảm thiệt hại vì không đủ chi phí mua thức ăn để chờ giá lên.
Câu chuyện ùn ứ nông sản do không thể xuất khẩu không phải là mới. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, một lần nữa khiến cho nhiều người nông dân có động lực, thấy rõ hơn hiệu quả từ việc thay đổi chính mình, năng động hơn trong cách sản xuất để tìm đầu ra cho nông sản.
Từ 2 năm nay, sau khi tham gia vào hợp tác xã cây ăn quả Sơn Bình, hơn 20 ha cây ăn quả của gia đình anh Nguyễn được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap. Là một trong những hợp tác xã được thành lập đầu tiên tại huyện Khánh Sơn, cả anh và những hội viên khác đã bắt đầu thấy được những hiệu quả mà mô hình hợp tác xã mang lại.
Để có được những hợp đồng tiêu thụ với giá bán ổn định ngay trong thời điểm dịch bệnh như thế này thì những sản phẩm ở đây cũng phải đáp ứng được các tiêu chí về quy trình chăm sóc.
Xác định sản xuất theo mô hình sạch là hướng đi chủ đạo để nâng cao giá trị và đầu ra cho nông sản, nhất là tại địa phương có hơn 70% là người dân tộc thiểu số, huyện Khánh Sơn đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp người dân thay đổi tư duy cũng như liên kết tìm hướng tiêu thụ cho nông sản của địa phương. Đến nay, tại 7 xã của huyện Khánh Sơn đều đã có một hợp tác xã, tổ liên kết cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap.
Mới đây, Khánh Sơn đã được 9 siêu thị, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã trong thời gian tới. Mặc dù số lượng còn ít so với tổng sản lượng thực tế nhưng đây cũng là thành công bước đầu trong quá trình thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ. Hơn ai hết, chính những nông dân đã tự thay đổi mình trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao giá trị sản phẩm của chính mình làm ra./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Đan Mạch: Dự án chống ngập khổng lồ
Biến đổi khí hậu, dẫn đến tình trạng băng tan, nước biển dâng, hạn hán và mưa lũ, khiến các thành phố lớn trên thế giới, đều phải đối mặt với nguy cơ ...
thứ tư, 27/11/2024
Mexico: Diễu hành tôn vinh nhạc mariachi truyền thống
Các nghệ sĩ Mariachi từ khắp Mexico đã tề tựu tại thủ đô Mexico City để tham gia lễ diễu hành thường niên, tôn vinh dòng nhạc truyền thống này.
thứ tư, 27/11/2024
Camera giao thông: Xe tải gắn đèn rọi lóa xe phía sau
Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo sự nguy hiểm khi sử dụng đèn pha siêu sáng từ "độ chế" và xử lý nhiều trường hợp nhưng không ít lái xe, chủ xe v ...
thứ tư, 27/11/2024
Ca sởi, sốt xuất huyết Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, số ca sởi tuần qua tăng gần 42% so với trung bình 4 tuần trước, nâng tổng số ca từ đầu năm lê ...
thứ tư, 27/11/2024
Bẫy nợ mua sắm
Mua sắm là nhu cầu cá nhân, nhưng khi trở thành nghiện thì lại là câu chuyện về chi tiêu mất kiểm soát và nguy cơ nảy sinh nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất ...
thứ ba, 26/11/2024
Độc đáo ẩm thực gà tre nướng đất sét
Cũng là lợi thế riêng, Bình Dương từ lâu nổi tiếng với những vườn trái cây trĩu quả và nét ẩm thực độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng miền. Địa phương còn ...
thứ ba, 26/11/2024
Tin mới
Văn bản