Nhà ở xã hội đột phá từ chính sách mới
VTV9.vtv.vn - Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội của công nhân, người lao động có thu nhập thấp là rất lớn. Tuy nhiên, cung không đủ cầu. Trước yêu cầu bức thiết của xã hội, nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp.
Từ năm 2021 đến tháng 9.2024, TP.HCM mới hoàn thành 6 dự án gồm 5 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân, với quy mô hơn 2.700 căn hộ và đang thi công 4 dự án với gần 3.000 căn hộ. So với nhu cầu hiện nay, thì con số này còn rất ít, chỉ mới đạt 20% so với mục tiêu. Với điểm mới của Luật Nhà ở 2023 là tăng ưu đãi cho chủ đầu tư, các doanh nghiệp kỳ vọng thời gian tới các cơ quan chức năng tại đẩy nhanh thủ tục để rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư, tạo điều kiện chủ đầu tư tiếp cận quỹ đất, phát triển dự án nhà ở xã hội.
Ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh: “Có tới 4 các dự án chúng tôi sẵn sàng chuyển đổi toàn bộ là nhà ở xã hội và hiện nay chúng tôi cũng đã nộp hồ sơ cho các sở ban ngành và quân thành phố để xem xét thì cái việc này là rất cần thiết là nhanh chóng xem xét rà lại việc mà quy hoạch đã phù hợp quy hoạch chưa. Để cho chúng tôi là có thể triển khai được cái việc xin chủ trương đầu tư chuyển mục đích thành nhà ở xã hội 100%.”
Một điểm đột phá nữa của chính sách mới là nguồn vốn, khi cho phép chủ đầu tư và người dân vay ngân hàng để xây, sửa hoặc mua NƠXH, tạo động lực lớn cho phát triển dự án. Ngân hàng Nhà nước đang tích cực hỗ trợ kết nối giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người mua nhà, nhằm tháo gỡ các rào cản và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, qua đó góp phần thúc đẩy chương trình NOXH 1 triệu căn nhà xã hội trong cả nước tới năm 2030 của Chính phủ.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: “Gói tín dụng 145.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội thì đã và đang được triển khai thuận lợi vấn đề ở đây là phối hợp tổ chức triển khai thực hiện tốt. Nhất là tháo gỡ những khó khăn với mặt pháp lý của dự án cũng như là cái nguồn cung nhà ở xã hội thì điều đó hoàn toàn là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư.”
Với những tín hiệu tích cực từ chính sách mới, hiện nay TP.HCM đã có thêm khoảng 15 doanh nghiệp bất động sản đăng ký phát triển nhà ở xã hội với tổng quy mô 1 triệu 500 ngàn căn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: “Nếu cởi trói về cơ chế chính sách thì các doanh nghiệp sẽ tham gia phát triển nhã xã hội. Và bên cạnh đó chúng tôi đề nghị phát triển nhà xã hội cho thuê bởi vì chúng ta phải quay nhà ở xã hội cho thuê là phương thức phát triển chủ đạo để chúng ta biến quỹ nhà xã hội cho thuê này sẽ đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.”
Để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, TP.HCM cũng đã phê duyệt khoảng 3.700 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư vào lĩnh vực này đến 2025. Với sự vào cuộc mạnh mẽ cùng các giải pháp đồng bộ, TP.HCM kỳ vọng sẽ tháo gỡ được những khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, đạt được các mục tiêu đề ra, qua đó cải thiện vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân trên địa bàn Thành phố.
Văn bản
Văn bản
Tin mới
Văn bản