Thấy gì từ hiện tượng tràn lan điểm 10 ở bậc tiểu học?
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Hình ảnh điểm 10 ở tất cả môn học mà các bậc phụ huynh hãnh diện đưa lên mạng xã hội trong những ngày cuối năm học khiến không ít người ngạc nhiên.
Theo Thông tư 22, giáo viên đánh giá học sinh bằng hai phương thức: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và đánh giá định kỳ bằng điểm số. Đối với việc đánh giá thường xuyên, giáo viên đánh giá theo từng môn học ở 3 mức: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Nhà trường tiến hành đánh giá định kỳ vào giữa kỳ, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học.
Điểm số được chia làm 3 mức: điểm dưới 5 là "chưa hoàn thành", điểm từ 5 - 8 là "hoàn thành" và điểm 9, 10 là "hoàn thành tốt". Trên thực tế, đối với việc xếp loại học sinh vào cuối năm học hiện nay, phần lớn giáo viên, nhà trường đều dựa vào điểm số các bài kiểm tra cuối kỳ và cuối năm học, bỏ qua đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Với cách đánh giá này, để đạt được điểm 10 đòi hỏi học sinh phải hoàn thành tốt đề kiểm tra đánh giá định kỳ, cụ thể là đáp ứng được 4 mức độ yêu cầu của đề:
- Nhận biết;
- Hiểu kiến thức, kỹ năng đã học;
- Biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề cũ;
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới và những phản hồi hợp lý trong cuộc sống.
Bốn mức này là để phân hóa năng lực học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cải thiện và giúp trẻ phát huy toàn diện. Tuy nhiên, có một nghịch lý là đạt điểm 10 không khó, đạt điểm 8 mới khó. Thực trạng có quá nhiều điểm 10, điểm 10 xuất hiện đồng loạt, trở thành điều hiển nhiên lại là câu chuyện đặt ra nhiều câu hỏi, liệu điểm 10 này có hình thức và việc đánh giá năng lực học tập có đúng như ý nghĩa vốn có của nó?
Điểm 10 không xấu, chỉ là do cách sử dụng, cách cho điểm 10 làm mất đi giá trị của nó, từ điểm 10 của sự nỗ lực trở thành điểm 10 của áp lực. Việc làm thế nào để trả điểm 10 về ý nghĩa thật của nó phụ thuộc vào chuyện nhà trường, giáo viên và phụ huynh đẩy lùi bệnh thành tích. Giáo dục không phải là chạy theo điểm số mà là giúp trẻ biết mình thiếu cái gì, phải học thêm cái gì và vận dụng nó ra sao trong cuộc sống. Điểm 10 là tốt, nhưng điều quan trọng là thầy cô làm thế nào để điểm 10 thực sự có ý nghĩa và là động lực để phát triển, không phải bằng mọi cách để đạt được nó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021
Tin mới
Văn bản