Lừa đảo bủa vây sinh viên

 
Lừa đảo bủa vây sinh viên

VTV9.vtv.vn - Cuối năm cũ bước sang năm mới là thời điểm các vụ lừa đảo gia tăng. Một trong những đối tượng dễ bị lừa là sinh viên. Vì đây là đối tượng dễ tin người, tâm lí yếu lại thiếu kinh nghiệm sống. Liên tục những ngày qua, nhiều trường đại học đăng tải thông tin cảnh báo để sinh viên nâng cao cảnh giác.

Một sinh viên cho biết: “Em vẫn hay thường được nhận được những cuộc gọi lừa đảo. Nhưng mà lần đó là nó khác với những lần trước là khi mà họ gọi cho em thì ngay lập tức là họ sẽ nói đúng cái tên của em và đặc biệt là số căn cước công dân của em. Chính vì khi họ đọc đúng cái số căn cước công dân của em nên em cảm thấy hoang mang, lo sợ và tự hỏi là tại sao họ lại biết được cái số căn cước công dân của em. Thứ hai là họ đã biết được cái thông tin là em đã từng mở thẻ ngân hàng tại Bến xe Miền Đông cũ. Và chính vì cái điều đó đã khiến em giữ chân em lại và tiếp tục nghe cái cuộc gọi đó” .

Rất may em sinh viên này đã kịp tỉnh táo không bấm chuyển 2 triệu đồng vào tài khoản theo yêu cầu. Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Tại trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 2 tháng đã tiếp nhận 10 trường hợp sinh viên trình báo nhận được cuộc gọi lừa đảo chuyển tiền. Có em đã chuyển đến vài chục triệu đồng.

TC24h-0201-23 trần nam.jpg
Thạc sĩ Trần Nam - Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh

Thạc sĩ Trần Nam, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh: “Nhà trường cũng đã có trao đổi trực tiếp với sinh viên để có thể trấn an tinh thần các em và đưa ra cho em lời khuyên về việc là ứng xử như thế nào trong tình huống này và tinh thần của các em thì cũng đã ổn định lại. Tuy nhiên, vấn đề rất là khó khăn hiện nay là các em bị lừa một cái số tiền lớn và điều này nó ảnh hưởng đến cái tâm lý rồi ảnh hưởng đến tài chính của các em và nó cũng ảnh hưởng đến niềm tin của các em trong các cái giao dịch hiện nay”.

Hầu hết các vụ lừa đảo ghi nhận được gần đây tại các trường Đại học đều trong không gian mạng. Dù hình thức lừa đảo không mới, thậm chí đơn giản: thu hộ học phí, chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, phí họp mặt giao lưu sinh viên quốc tế… nhưng sinh viên rất dễ bị lừa. Lí do là các đối tượng lừa đảo đánh trúng vào tâm lí cả tin, nhu cầu, khát khao được giao lưu quốc tế sớm của sinh viên. Dù rằng, sinh viên là đối tượng có kĩ năng công nghệ tốt.

TC24h-0201-23 thăng long.jpg
Thượng tá Nguyễn Thăng Long - Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.Hồ Chí Minh

Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.Hồ Chí Minh: “Thời điểm cuối năm thì đều là thời điểm các loại tội phạm đều gia tăng các hoạt động, trong đó có các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mẹ với phương thức, thủ đoạn phổ biến vẫn là thông qua các cái cuộc gọi, tin nhắn trên điện thoại cũng như là các nền tảng mạng xã hội để tán phát các thông tin dẫn dụ rồi chi phối tâm lý của nạn nhân, thao túng tâm lý để từ đó làm cho nạn nhân chuyển tiền chiếm đoạt tài sản”.

Dự báo, từ nay đến tết Nguyên đán tình trạng lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội nhắm vào sinh viên còn gia tăng. Các cơ quan chức năng khuyến cáo, sinh viên cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng trước chiêu thức bốc thăm trúng thưởng nhận quà, đặt cọc mua vé xe, vé tàu về quê đón tết, phí giữ chỗ làm thêm. Đồng thời không cung cấp bất kì thông tin cá nhân nào cho người lạ.
 

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Sắc Tết trên phố đồ trang trang trí

Đường Hải Thượng Lãn Ông ở Quận 5, TP Hồ Chí Minh vốn được biết đến là phố thuốc Bắc trứ danh. Nhưng mỗi dịp cận Tết, con đường này như khoác lên mình ...