Tháo dỡ cầu Long Kiểng để tránh lãng phí và đảm bảo an toàn

 
Tháo dỡ cầu Long Kiểng để tránh lãng phí và đảm bảo an toàn

VTV9.vtv.vn - Từ tháng 9 năm ngoái (2023), cầu Long Kiểng mới tại huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động, phục vụ người dân. Trong khi đó, chiếc cầu sắt cũ ngay bên cạnh đã hơn 50 năm tuổi hiện chỉ còn dành cho xe máy và người đi bộ, do không còn đảm bảo tải trọng lớn như trước.

Nhiều người ví "cầu Long Kiểng cũ" như 'chiếc răng sắp rụng,' tồn tại bên cạnh cầu mới vừa gây lãng phí chi phí quản lý, vừa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước thực trạng đó, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất tháo dỡ cầu cũ này. 

Tồn tại hơn 50 năm, cầu Long Kiểng cũ tới nay, nhiều vị trí đã mục nát, lỏng lẻo. Mỗi khi có xe chạy, cầu rung lên. Vậy nhưng, hàng ngày, nhiều người dân vẫn đi lại qua cầu này dù ngay bên cạnh đã có cầu Long Kiểng mới.

Nhiều bảng thông báo hạn chế đi lại được dựng lên nhưng, không chỉ người đi xe máy, xe đạp mà cả người điều khiển ô tô cũng di chuyển qua đây. Anh Võ Quốc Đang - Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh: “Tôi đi đường này gần hơn, không phải đi vòng lên kia”. 

Theo người dân ở đây, cầu sắt này chỉ rộng hơn 2m. Mặt cầu hẹp nên trước đây, thường xuyên xảy ra ùn ứ xe cộ vào giờ cao điểm. Người dân mong mỏi có 1 cây cầu mới. Nhưng giờ đây, khi cầu mới đã hoàn thiện, nhiều người lại chọn đi trên cây cầu cũ. 

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh  đã có đề xuất tháo dỡ cầu Long Kiểng cũ nhằm tránh lãng phí trong công tác quản lý và bảo dưỡng cầu cũ vừa đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Bởi một khi cầu cũ chưa tháo dỡ, người dân vẫn giữ thói quen đi qua đây mà không di chuyển bằng cầu mới bên cạnh.

0611- PNHN-.05_VAN MUOI-Tháo dỡ cầu Long Kiểng để tránh lãng phí và đảm bảo an toàn.jpg
Kiến trúc sư Khương Văn Mười - Nguyên Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam

Kiến trúc sư Khương Văn Mười - Nguyên Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam: “Thời gian an toàn của cầu đã hết. Biến đổi khí hậu khó lường, nước dâng cao, móng cầu và các kết cấu không còn an toàn, nguy hiểm khi có dòng xoáy. Như cầu Phong Châu, không ai lường trước được”. Được biết, trước đây, cầu đã 2 lần bị hư hỏng nặng khi một chiếc sà lan đã đâm vào mố trụ cầu năm 2015 và năm 2018, một xe ben chở đá quá tải đi qua cầu làm cây cầu này bị sập.

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục