Thị trường tranh Đông Dương tại Pháp phục hồi

 
Thị trường tranh Đông Dương tại Pháp phục hồi

VTV9.vtv.vn - Tại phiên đấu giá vừa qua của nhà đấu giá Aguttes - Paris, thêm nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ khoá 1 Đông Dương đã được bán. Đây là dấu hiệu của sự hồi phục thị trường tranh Đông Dương sau một thời gian chững lại bởi nhiều lý do, một trong những lý do là sự xác tín của tác phẩm.

Điều gì đã khiến thị trường tranh các hoạ sĩ khoá 1 Đông Dương khởi sắc trở lại ? Phóng sự của phóng viên Nguyễn Mỹ Linh sẽ lý giải phần nào thực tế này tại thị trường Pháp. 

Phiên đấu giá ngày 5.11 có tác phẩm Mộng mơ của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, một tác phẩm đã từng được trưng bày tại triển lãm quốc tế Paris vào năm 1937. Mộng mơ được gõ búa với giá khoảng 370.000 € cả thuế. Trong phiên cũng có các tác phẩm của Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm và một vài tác giả Pháp khác cùng thời. 

Để có sự khởi sắc trở lại này, có thể thấy rõ sự đầu tư của các nhà đấu giá chuyên về nghệ thuật châu Á và Việt Nam mà các nhà sưu tập mạnh nhưng ẩn danh cũng đến từ chính thị trường này. 

TC24H-0811-27 Charllot.jpg
Bà Charlotte Aguttes Reynier - Giám đốc phụ trách Mỹ thuật châu Á thế kỷ 19 và 20, Nhà đấu giá Aguttes, Paris

Bà Charlotte Aguttes Reynier, Giám đốc phụ trách Mỹ thuật châu Á thế kỷ 19 và 20, Nhà đấu giá Aguttes, Paris: "Tranh giả là vấn đề thường xuyên xảy ra cho thị trường nghệ thuật. Khi có những tác phẩm được ưa chuộng và được giá trên thị trường thì lập tức có hàng giả. Từ một vài năm trở lại đây, tôi nhận được khá thuờng xuyên những tấm hình của các tác phẩm muốn đưa ra thị trường của Lê Phổ, Mai Thứ và nó thực sự xấu. Để có thể kiếm soát được thị trường cũng như là hạn chế được những tác phẩm giả xuất hiện, chúng tôi đã phải thực hiện một cách độc lập những catalogue tác giả và tác phẩm."

Catalogue được làm với tiếng Việt, những triển lãm được tổ chức tại chính các sàn đấu giá, với sự hiện diện của gia đình hoạ sĩ và các nhà chuyên môn và cao hơn cả là các nhà đấu giá đã đầu tư kỹ hơn cho việc chứng minh tính xác tín của các tác phẩm - một trong lý do khiến làn sóng sưu tập bị chững lại trong thời gian vừa qua. Các bảo tàng tư nhân sau một giai đoạn định vị bản chất của trào lưu sưu tập hội họa Đông Dương cũng đã dành mối quan tâm của họ cho các tác giả.

TC24H-0811-27 Anne.jpg
Bà Anne Fort - Giám tuyển Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng tư nhân Cernuschi, Paris

Bà Anne Fort, Giám tuyển Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng tư nhân Cernuschi, Paris: "Quả thật là vào những năm 30 - 40 các họa sĩ ấy đã rất khó khăn để có thể bán được tác phẩm, tuy vậy vào năm 60 thì họ đã bắt đầu sống được bằng nghệ thuật nhờ những người những nhà sưu tập chung thủy và khách hàng thường xuyên và tranh của họ đã bán được cả ở Mỹ."

Năm 2024 sắp khép lại với những phiên đấu giá cho thấy sự phục hồi của thị trường tranh Đông Dương sau một thời gian nghỉ ngơi bởi những biến động, điều đáng nói là bên cạnh những tác giả lớn, đã thấy xuất hiện những tác giả của giai đoạn mỹ thuật kháng chiến, hậu hiện đại và hiện đại. Có lẽ đây mới là tín hiệu mới đáng để hy vọng. 
 

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục