Alo V9 (30/9/2024): Người dân huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bức xúc về tình trạng giá cát xây dựng

 

VTV9.vtv.vn - Trong bản tin trước, Đường dây nóng Alo V9 phản ánh việc người dân huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bức xúc về tình trạng giá cát xây dựng ở đây cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với các tỉnh lân cận. Người có nhu cầu xây dựng cảm thấy bức xúc và khó hiểu bởi điều này đang gây khó khăn cho họ khi xây dựng nhà cửa, công trình.

Cụ thể, người dân cho biết, giá cát xây dựng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng khoảng 500.000 đồng/m3; tại thành phố Đà Lạt khoảng 600.000 đồng/m3, đây là mức giá cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với các tỉnh lân cận như Ninh Thuận hay Đắk Nông.

Trong khi đó, điều khó hiểu là cát xây dựng không hề khan hiếm. Tại các bãi tập kết nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện của tỉnh Lâm Đồng đang tồn đọng tới hàng trăm ngàn m3 cát đang chờ phương án đấu giá.

Trong các bản tin trước, Đường dây nóng Alo V9 đã phản ánh điều này và cũng đã ghi nhận thực trạng có nhiều doanh nghiệp được cấp phép nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện ở tỉnh Lâm Đồng đang có nguy cơ phá sản. Nguyên do là nguồn cát sỏi tận thu dưới lòng hồ không lưu thông được mà phải chờ đấu giá, nhưng gần 2 năm qua chưa có cuộc đấu giá nào diễn ra.

Để có thông tin nhiều chiều, phóng viên Đường dây nóng Alo V9 đã đặt câu hỏi với Sở Tài chính, đơn vị được UBND tỉnh Lâm Đồng giao làm đầu mối để thẩm định, trình phương án đấu giá cát. 

Tại cuộc họp báo Kinh tế - Xã hội tỉnh Lâm Đồng tháng 9/2024, phóng viên Đường dây nóng Alo V9 đã nêu ra hàng loạt khó khăn của người dân khi phải đi các tỉnh để mua cát xây dựng với giá rất cao. Trong khi đó, hơn 20 doanh nghiệp được cấp phép nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện đã đưa lên bãi tập kết hàng trăm ngàn m3 cát nhưng không thể xuất bán. Hiện tại, những núi cát được tập kết trên bãi có dấu hiệu sạt trượt, bồi lấp trở lại lòng hồ khiến người dân và doanh nghiệp bức xúc.

aloV9-3009-1.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Nhi, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã chỉ đạo cho các huyện rồi. Liên quan đến vấn đề giá cát hiện nay, quản lý về vật liệu xây dựng thì của Sở Xây dựng chứ Sở Tài chính không có tham gia quản lý cái này nên không thể trả lời rõ được”.

Phóng viên Đường dây nóng Alo V9 đã viện dẫn văn bản số 2829 ngày 11/4/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm và phương án đấu giá cát làm cơ sở để các huyện, thành phố thực hiện.

Sở Tài Chính tỉnh Lâm Đồng đề nghị trả lời phóng viên bằng văn bản.

Và trong văn bản trả lời báo chí mới đây, Sở Tài chính thông tin, đã nhận được phương án đấu giá cát của huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng. Nhưng phương án đấu giá của 2 địa phương này cần phải bổ sung hồ sơ kiểm định chất lượng cát, khối lượng cát của đơn vị có chức năng, rà soát giá thị trường tại địa phương. Tuy nhiên đến nay, Sở Tài chính vẫn chưa nhận được hồ sơ bổ sung của các địa phương này.

Như vậy, việc chậm đấu giá cát ở tỉnh Lâm Đồng chính là sự lúng túng và chậm trễ của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương. Tình trạng chậm đấu giá khoáng sản kéo dài không chỉ khiến doanh nghiệp rơi vào bế tắc, mà còn gây thiệt hại lớn cho người dân.

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (18/10/2024)

Ngân hàng bơm vốn lãi suất thấp cho doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh xây dựng đề án để phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối Gần 130 hộ có ...

 
 
 

Alo Doctor (18/10/2024)

Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh tăng tốc ghép tạng cứu người bệnh - Lần đầu tiên triển lãm AI về sức khỏe và phòng vệ HPV tại Việt Nam - Đình ch ...

 
 

Thời sự: Sáng Phương Nam (18/10/2024)

Thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở Daklak - TP. Hồ Chí Minh yêu cầu không cho xe lưu thông trong khu vực trường học - Xe giường nằm cháy tr ...