Bản tin Alo Doctor (ngày 09/10/2024): Thừa cân, béo phì là một loại bệnh

 

VTV9.vtv.vn - Thừa cân, béo phì là một loại bệnh - Biến chứng do thừa cân, béo phì - Kết hợp chuyên khoa để điều trị béo phì

Thừa cân, béo phì là một loại bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công nhận thừa cân, béo phì là một loại bệnh bởi sự gia tăng nhanh chóng và những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra.   

Thừa cân, béo phì là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức dẫn đến suy giảm sức khỏe, được xác định chủ yếu dựa trên chiều cao và cân nặng bằng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI).  

Theo thống kê năm 2022, có 2,5 tỷ người trưởng thành thừa cân béo phì - tức là khoảng 12% dân số. Trong đó, có hơn 390 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh, cảnh báo nhiều hệ lụy nguy hiểm.   

Biến chứng do thừa cân, béo phì

Theo các nghiên cứu, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người có thể trạng và cân nặng trung bình. Đặc biệt, ở trẻ béo phì dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, ở thể nặng hơn so với người trưởng thành. Đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý sau này. 

Năm 2023, bệnh viện Nhi Trung ương đã có nghiên cứu trên gần 500 bệnh nhi tuổi từ 5-18 tuổi. Kết quả cho thấy: hơn 51% bệnh nhi thiếu vitamin D, hơn 48% mắc gan nhiễm mỡ, hơn 32% tăng isulin, và một số bệnh lý khác như đái tháo đường, tiền đái tháo đường, hạ canxi, tăng cholesteron….

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới đến năm 2035 sẽ có khoảng 1,9 tỷ người trên thế giới mắc bệnh béo phì. Số tiền phải chi cho việc điều trị thừa cân béo phì và các biến chứng liên quan lên đến 4,32 nghìn tỷ.

Kết hợp chuyên khoa để điều trị béo phì

Mặc dù thừa cân, béo phì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy, nhưng nhiều người dân không biết đến. Đa số chỉ quan tâm đến khía cạnh thẩm mỹ nên thường tự ý giảm cân tại nhà. Hệ quả là không thể giải quyết vấn đề 1 cách triệt để. Vậy làm thế nào để giải quyết được căn bệnh này? 

Theo Bác sĩ CKII Vũ Thùy Thanh, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: “Sau khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa: kết hợp điều trị bệnh lý đối với các trường hợp thừa cân, béo phì do bệnh lý, xây dựng chế độ ăn uống, vận động khoa học, bổ sung vi chất cần thiết….”

Tỉ lệ tử vong sớm do béo phì chiếm tới 45,5% tổng bệnh lý không lây nhiễm, dẫn đến hơn 200 bệnh lý khác nhau. Điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường tập luyện chính là cách cốt yếu giúp mỗi người giữ cho mình cân nặng ổn định. 
 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (18/10/2024)

Ngân hàng bơm vốn lãi suất thấp cho doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh xây dựng đề án để phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối Gần 130 hộ có ...

 
 

Alo Doctor (18/10/2024)

Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh tăng tốc ghép tạng cứu người bệnh - Lần đầu tiên triển lãm AI về sức khỏe và phòng vệ HPV tại Việt Nam - Đình ch ...

 
 

Thời sự: Sáng Phương Nam (18/10/2024)

Thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở Daklak - TP. Hồ Chí Minh yêu cầu không cho xe lưu thông trong khu vực trường học - Xe giường nằm cháy tr ...