Cách nào bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt ?

 
Cách nào bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt ?

VTV9.vtv.vn - Trở lại câu chuyện mạo danh nông sản Đà Lạt. Vào lúc này, tỉnh Lâm Đồng đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn. Cùng với tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, nhiều ý kiến cho rằng: giải pháp căn cơ là vùng nông nghiệp Đà Lạt phải thay đổi cách sản xuất, cung ứng nông sản ra thị trường để bảo vệ thương hiệu nông sản.

Hơn 200 nông hộ gắn kết với nhau trong HTX Vườn nhà Đà Lạt. Nông hộ nào trồng loại rau gì, sản lượng bao nhiêu, tất cả đều phải theo kế hoạch cũng như quy trình canh tác mà HTX đưa ra. Nhờ vậy, khi HTX thu mua rau của nộng dân, dễ dàng kiểm soát nguồn gốc cũng như chất lượng…
 

tc24h-1010-18-9.png
Trước khi ra thị trường, sản phẩm phải được dán nhãn hiệu, mã QR để người dùng truy xuất kiểm tra nguồn gốc

Bà Lương Thị Yến Vân, Giám đốc HTX Vườn nhà Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: “Chúng tôi dán tem, nhãn , mã QR để người tiêu dùng biết xuất xứ. Chúng tôi cũng thường xuyên có những video hướng dẫn cách nhận biết đâu là nông sản Đà Lạt”.

Tại tỉnh Lâm Đồng, các HTX, các doanh nghiệp một khi tổ chức sản xuất nông sản theo chuỗi thì hầu hết đều dán nhãn nông sản như là cách đầu tiên để bảo vệ thương hiệu của chính mình. 

Doanh nghiệp này công bố tiêu chuẩn chất lượng từng mặt hàng rau và hoa. Bất cứ sản phẩm nào đưa đến người tiêu dùng, thông tin trên nhãn hiệu không chỉ là cơ sở đóng gói mà có cả vùng sản xuất, khắc phục thiếu sót lâu nay ở các vùng nông nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường.

TC24H-1010-18 Trần Huy Đường.jpg
Ông Trần Huy Đường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Trang trại Langbiang Farm

Ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Trang trại Langbiang Farm: “Mã vùng trồng, mã vùng đóng gói rất quan trọng. Trên thị trường hiện nay, quét QR code, mã vạch chỉ mới đến cơ sở đóng gói chứ chưa đến cơ sở sản xuất.”

Là vùng chuyên canh rau và hoa đứng đầu cả nước, mỗi năm Lâm Đồng cung ứng ra thị trường 3 triệu tấn rau và khoảng 3,6 tỷ cảnh hoa. Lợi thế của nông sản Đà Lạt là chất lượng, nhưng chất lượng thường không đồng đều. Hơn nữa giá thành ở mức cao khiến nông sản Đà Lạt khó cạnh tranh với nông sản ngoại nhập.

Nhiều mặt hàng như khoai tây, cà rốt từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam và vận chuyển đến Đà Lạt, nhưng giá bán lại chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/ 3 giá bán cùng loại nông sản được trồng tại Đà Lạt.

TC24H-1010-18 Phạm S.jpg
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Lâm Đồng

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Lâm Đồng: “Cơ giới hóa là một trong những giải pháp canh tác để giảm giá thành. Thứ hai là tiếp tục nghiên cứu để có những bộ giống năng suất cao, chất lương tốt. Về công tác quản lý, chúng ta có thể đưa trí tuệ nhân tạo vào để xác định những tiêu chí của nông sản Đà Lạt.”

Cùng với nâng sức cạnh tranh cho nông sản Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh cung cấp mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản Đà Lạt. Sắp tới, việc hậu kiểm sản phẩm sử dụng thương hiệu Đà Lạt sẽ được cơ quan quản lý siết chặt hơn.

 
 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

Bia làm từ nước thải gây chú ý tại COP29

Một loại bia được làm từ nước thải đã qua tái chế đã gây sự chú ý với những người tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP29 tại Aze ...

 
 
 

Nâng mức xử phạt vi phạm giao thông

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an hiện đang tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn ...