Cần chiến lược thu hút sinh viên quốc tế

 
Cần chiến lược thu hút sinh viên quốc tế

VTV9.vtv.vn - Năm học 2023 - 2024 ghi nhận số lượng sinh viên quốc tế theo học tại các trường Đại học Việt Nam cao nhất trong 9 năm qua, với gần 22 ngàn người. Tuy nhiên kết quả này vẫn chỉ mới bằng 1/5 mục tiêu đặt ra theo quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020. Theo nhiều chuyên gia, để Việt Nam trở thành điểm đến thu hút sinh viên quốc tế thì cần phải có chiến lược quốc gia.

Việt Nam hiện có 63.700 sinh viên đang theo học ở nước ngoài. Khoảng 15 - 20% trong số này đi theo các chính sách học bổng, tương ứng khoảng trên dưới 10.000 sinh viên. Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có 4.000 sinh viên quốc tế đến học theo dạng này. Thiếu chính sách học bổng là một trong những khó khăn khiến các trường Đại học tại Việt Nam chưa thu hút được sinh viên quốc tế.

TC24H-2810-35 Đinh Đức Anh Vũ.jpg
PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế: “Đối với đối tượng chính sách như sinh viên từ Lào, Campuchia thì thực ra hoặc là các chương trình, các sinh viên từ các nước khác thì hiện tại chúng tôi cũng chưa có một học bổng để có thể thu hút họ học tập trình độ đại học ở đây. Chúng ta cần phải cải thiện đầu tiên là cơ chế để có thể có quỹ học bổng lớn hơn để thu hút sinh viên nước ngoài đến hơn”.

Ngoài cơ chế về chính sách học bổng, để Việt Nam trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế, theo Giám đốc văn phòng đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh các trường cần đầu tư xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu ra quốc tế thông qua việc tham gia các bộ tiêu chuẩn kiểm định, bảng xếp hạng Đại học.

TC24H-2810-35 Đặng Đăng Tùng.jpg
PGS. TS Đặng Đăng Tùng - Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

PGS. TS Đặng Đăng Tùng, Giám đốc Văn phòng Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh: “Đây là một vấn đề mà chúng tôi nghĩ rằng đó là xếp hạng đại học. Các trường đang đứng trong một giai đoạn thử thách rất lớn để chúng ta có thể khẳng định được vị trí của mình cao trên bản đồ du học trên thế giới thì lúc đó các bạn thí sinh nước ngoài có thể nhìn thấy và yên tâm để lựa chọn đến Việt Nam để học tập.”

Song song với chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đi kèm trong môi trường Đại học cũng cần tính đến khi quốc tế hóa môi trường Đại học tại Việt Nam. Theo quy hoạch và mục tiêu phát triển giáo dục quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tỷ lệ sinh viên quốc tế đạt 5% trên tổng số sinh viên cả nước.

TC24H-2810-35 Renee Bõ.jpg
Chị Renee Box - sinh viên đến từ Hà Lan

Chị Renee Box, sinh viên đến từ Hà Lan: “Nhà ở là một vấn đề khó đối với sinh viên trao đổi vì họ không biết gì về cuộc sống ở đây. Nếu họ có thể được giúp đỡ trong việc tìm nhà ở và nơi sinh sống, họ sẽ tự tin hơn khi đến Việt Nam vì họ biết họ có thể có một nơi tốt để ở và họ được chào đón. Tôi nghĩ điều đó có thể thu hút nhiều sinh viên hơn.”

Cũng theo PGS. TS Đặng Đăng Tùng: “Chính sách không chỉ là lao động, việc làm. Chính sách đối với người nước ngoài đó là visa, là giấy phép lao động và tất cả những thứ khác chúng ta phải sẵn sàng cho việc này chứ chúng ta không nói trên giấy được.”

Thu hút sinh viên quốc tế không đơn thuần là có thêm một nguồn tuyển mà còn là động lực phát triển cho giáo dục Việt Nam, cho địa phương và cả nền kinh tế xã hội của đất nước.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 

TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm

Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...