Thận trọng đào tạo lĩnh vực vi mạch bán dẫn

VTV9.vtv.vn - Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 50 ngàn kỹ sư vi mạch, nghĩa là từ giờ tới đó, mỗi năm cần bổ sung khoảng 10 ngàn kỹ sư. Như vậy, nhu cầu thị trường lao động cao, cộng với chính sách, chiến lược về đột phá phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số từ Nghị quyết 57 đã tạo ra cơ hội lớn trong đào tạo lĩnh vực này.
Thế nhưng, thực tế thì không phải trường đại học nào cũng mạnh dạn mở rộng đào tạo. Vì dù tiềm năng lớn, "vi mạch" vẫn là ngành khó, đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đội ngũ giảng viên chuyên sâu và chiến lược đào tạo bài bản... để tránh tình trạng "nóng đầu vào, lạnh đầu ra."
Mặc dù đã được Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đầu tư phòng thí nghiệm mới về công nghệ bán dẫn thế nhưng năm 2025 này, trường Đại học Công nghệ thông tin TP Hồ Chí Minh vẫn quyết định giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành thiết kế vi mạch như năm trước, thay vì tăng 10% như kế hoạch đề ra. Trước đó, năm 2024, nhà trường đã điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh từ 150 sinh viên xuống còn 100 em.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Sơn, Trường Đại học Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh: “Thật sự sinh viên đăng ký đông nhưng với quy mô lực lượng giảng dạy, trang thiết bị hạ tầng hiện có nhà trường quyết định tuyển 100 sinh viên thôi”.
GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: “Chúng ta đang thiếu lực lượng giảng viên có kinh nghiệm về đào tạo cũng như là nghiên cứu về lĩnh vực này và thứ hai là chi phí đầu tư cho các phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất rất là cao đó, ngay cả phần mềm thiết kế cũng như vậy rất là tốn kém, cho nên rất là khó. Ngay cả Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp cái khó khăn trong cái việc này.”
Có một thực tế, phần lớn các doanh nghiệp về vi mạch bán dẫn tại TP Hồ Chí Minh và cả Việt Nam là doanh nghiệp FDI. Mà nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào tình hình kinh tế và sức khỏe tài chính. Vì thế dù nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn mỗi năm tăng 15 - 20%, nhưng các trường vẫn rất thận trọng trong đào tạo lẫn mở rộng quy mô đào tạo.

PGS. TS Lê Đức Hùng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh: “Một số trường cũng hơi thận trọng, bởi vì có thể là sẽ nóng đầu vào nhưng mà lại lạnh đầu ra bởi vì chúng ta chưa có các doanh nghiệp trong nước và liên quan tới cái lĩnh vực này mà chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp ở nước ngoài. Nên là nếu như sức khỏe của các doanh nghiệp loại đó có sự thay đổi thì dẫn tới là nguồn nhân lực cũng có thể là có một cái sự biến động”.
Thay vì mở rộng quy mô số lượng, giải quyết con số thiếu hụt nguồn nhân lực, năm 2025 chứng kiến sự chuyển hướng của nhiều trường đại học theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo. Sự thay đổi này giúp ngành đào tạo vi mạch bán dẫn tại Việt Nam phát triển theo hướng bài bản, bền vững hơn. Để câu chuyện nhân lực ngành điện hạt nhân của 20 năm trước không lặp lại với ngành vi mạch bán dẫn.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết sáng (19/4/2025)
thứ bảy, 19/4/2025
Đã bắt được đối tượng tội phạm ma túy đặc biệt nguy hiểm
Đêm qua, công an tỉnh Quảng Ninh, đã bắt được đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma tuý khi tên này đang lẩn trốn tại địa phận phố Lễ Môn, phường ...
thứ bảy, 19/4/2025
Liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn
Ghi nhận liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn trong đô thị. Chỉ riêng đầu giờ chiều hôm qua đã có 2 vụ cháy lớn tại Hà Nội và Thành phố Huế.
thứ bảy, 19/4/2025
Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh
Tối qua, giữa trung tâm TP. Hồ Chí Minh, hơn 8.000 cán bộ, chiến sĩ đã bước vào buổi tổng - hợp luyện diễu binh, diễu hành trên trục đường Lê Duẩn.
thứ bảy, 19/4/2025
Thuốc giả chữa xương khớp có trộn thuốc giảm đau
Tiếp tục thông tin về vụ triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô lớn 3 ngày trước. Công an Thanh Hóa cho biết trong thành phần của 21 loại thuốc ...
thứ bảy, 19/4/2025
Pháp: Ứng dụng AI tại trường tiểu học
Một trường tiểu học ở Pháp mới đây là ứng dụng AI để cá nhân hóa bài học cho mỗi học sinh bằng cách tạo ra các trò chơi để học sinh thấy hứng thú hơn ...
thứ bảy, 19/4/2025