Hành trình Net Zero (Số 42): Lúa chất lượng cao - Tạo đột phá trong liên kết hướng đến Net Zero
VTV9.vtv.vn - Lâm Đồng: Hỗ trợ nhà đầu tư phát triển dự án xanh, thân thiện với môi trường - Rừng phòng hộ Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar Thế giới - Mô hình trồng lúa hữu cơ , lúa chất lượng cao – đích đến của Net Zero
Lâm Đồng: Hỗ trợ nhà đầu tư phát triển dự án xanh, thân thiện với môi trường
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Diễn đàn đầu tư "Cao nguyên xanh Lâm Đồng chuyển đổi xanh bền vững: Cơ hội cho nhà đầu tư".
Diễn đàn được xem làm cơ hội cho nhà đầu tư tìm hiểu về chính sách mở trong thu hút đầu tư của Lâm Đồng. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ tỉnh Lâm Đồng mà cả nước đều phải chuyển đổi xanh bền vững, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Vì vậy, chiến lược phát triển đến năm 2050, Lâm Đồng đã đặt ra mục tiêu phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, thông minh và đáng sống. Tỉnh Lâm Đồng đã và đang tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư 15 dự án để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên công nghệ cao, phát triển xanh.
Rừng phòng hộ Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar Thế giới
Rừng phòng hộ Cần Giờ, TP.HCM đang được đề xuất trở thành khu Ramsar của thế giới vì có tổng diện tích mặt nước hơn 20.000ha và 34.813ha rừng phòng hộ và là vùng ngập, bán ngập có hệ sinh thái đa dạng.
Hồ sơ đề cử rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar của UBND TP.HCM, hiện có bốn tiêu chí đã đáp ứng bộ tiêu chí chung. Trong các tiêu chí đã đạt được cho thấy rừng phòng hộ Cần Giờ có mức độ đa dạng sinh học cao, khu vực có nhiều loài động - thực vật quý hiếm được thế giới công nhận. Việt Nam đã được UNESCO công nhận tổng cộng 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng khu Dự trữ sinh quyển đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.
Mô hình trồng lúa hữu cơ , lúa chất lượng cao – đích đến của Net Zero
Theo thống kê, mỗi năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2, chiếm trên 30% tổng lượng khí CO2 toàn quốc. Trong đó, sản xuất lúa nước chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Việc chuyển sang phương thức canh tác lúa giảm phát thải, canh tác lúa hữu cơ, được đánh giá là một trong những giải pháp tiềm năng nhất.
Chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ đang là xu hướng nông nghiệp mới giúp giảm chi phí sản xuất, gia tăng giá trị cây trồng. Hiểu được điều này nên 7 hecta lúa ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã được nông dân thí điểm thử nghiệm trồng theo hướng hữu cơ. Đây là năm thứ 3 TP.HCM thử nghiệm mô hình trồng lúa hữu cơ trên diện rộng. Theo đánh giá kết quả từ 2 năm trước, trung bình 1 hecta thu hoạch sản lượng ước đạt ít nhất là 5 tấn, cao hơn so với trồng lúa theo phương pháp cũ. Chính vì vậy, t hành phố dự kiến sẽ thử nghiệm tiếp 220 ha lúa trồng theo hướng hữu cơ, tập trung ở các huyện ngoại thành.
Theo Cục Trồng trọt, việc trồng lúa sản sinh ra lượng khí nhà kính lớn là do nhu cầu về nước tưới quá cao. Và mô hình thực tế đã chứng minh, khi nông dân áp dụng biện pháp canh tác tưới ngập khô xen kẽ đã giúp giảm đến 12 tấn CO2 tương đương/ha so với mô hình bên ngoài để nước ngập liên tục và vùi rơm trên đồng; giảm 2 tấn CO2 tương đương/ha so với nông dân để nước ngập liên tục và mang rơm ra khỏi đồng. Qua các mô hình điểm cho thấy, người trồng lúa tự nguyện thực hiện quy trình canh tác bền vững.
Cũng theo nông dân, hiện có 3 quy trình canh tác bền vững như: 1 phải 5 giảm, tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững- SRP, tưới khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và cấp mã số vùng trồng. Trong các quy trình này thì phương pháp tưới ngập khô xen kẽ đang được nhiều nông dân áp dụng do có thể giảm được 25% lượng khí nhà kính, tăng thêm thu nhập vì bán được tín chỉ các bon từ trồng lúa.
Rõ ràng đang có sự thay đổi rất lớn trong canh tác lúa của nông dân Việt Nam: Trồng lúa chất lượng cao gắn với giảm khí nhà kính. Chỉ tính riêng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với bán tín chỉ các bon thì đã có nông dân 5 tỉnh thành từ ĐBSCL tham gia. Dự kiến, vụ Đông xuân 2024-2025, diện tích thực hiện tại các địa phương sẽ nâng lên trên 3.300 ha. Để trồng lúa hữu cơ, chất lượng cao tạo đột phá hướng đến Net Zero thì cần nhiều tháo gỡ vướng mắc.
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Thời sự: Sáng Phương Nam (22/11/2024)
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu - TP. Thủ Đức dự kiến chi trả bồi thường vành đai 2 trong tháng 12 - Người dân đá ...
thứ sáu, 22/11/2024
Thời sự: Toàn cảnh 24h (21/11/2024)
Tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Hộp đen xe khách không hoạt động - Ô tô gom rác lao xuống sông Hương: Hai nạn nhân không có trong cabin x ...
thứ năm, 21/11/2024
Dự báo thời tiết tối (21/11/2024)
thứ năm, 21/11/2024
Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/11/2024)
Xe khách tông xe đầu kéo trên đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm 12 người thương vong; Kinh hoàng xe khách “xoay 180 độ” trên đường, 1 người tử v ...
thứ năm, 21/11/2024
Alo Doctor (21/11/2024)
Nguy kịch do nhiễm vi khuẩn whitmore trên nền đái tháo đường - Tử vong sau 2 tháng bị chó nhà nuôi cắn - Ăn thịt chó, 8 người phải nhập viện cấp cứu.
thứ năm, 21/11/2024
Ấn tượng phương Nam: Những cánh chim thép của quân đội Việt Nam
Không chỉ là nơi đào tạo phi công quân sự cho Tổ Quốc, Trung đoàn 910 trực thuộc Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, còn l ...
thứ năm, 21/11/2024