Lớp học miễn phí của cô giáo xương thủy tinh

 
Lớp học miễn phí của cô giáo xương thủy tinh

VTV9.vtv.vn - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng tôi mời quý vị gặp gỡ chị Huỳnh Thanh Thảo - người phụ nữ kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Dù bị bệnh xương thủy tinh suốt gần 25 năm, nhưng chị không chỉ sống mạnh mẽ mà còn mở lớp học và thư viện miễn phí mang tên Cô Ba, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Khi mùa hè bắt đầu cũng là lúc lớp học của cô Ba ấp Ràng đông đúc nhất. Cô Ba tên thật là Huỳnh Thanh Thảo, và lớp học này đã được duy trì được hơn 20 năm. Học sinh của lớp là con em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

TC24H-2010-39 3.jpg
Chị Huỳnh Thanh Thảo - huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

Chị Huỳnh Thanh Thảo, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh: “Hè không có việc gì làm, cố gắng dạy các em để cho mình biết sự lao động.”

Khác với những lớp học khác, lớp học của cô ba không có bảng đen phấn trắng. Thời gian biểu phụ thuộc hoàn toàn của sức khỏe của cô. Chiếc giường vừa là nơi sinh hoạt của Thảo, cũng là bàn của các em học sinh. Nhưng điều đó chẳng thể nào cản trở Thảo thực hiện ước mơ của mình - đem con chữ đến với trẻ em nghèo. Hơn 20 năm qua, lớp học của cô ba Thảo là nơi nâng đỡ giấc mơ giảng đường của hơn 100 học sinh nghèo ở ấp Ràng, huyện Củ Chi.

Chị Huỳnh Thanh Thảo: “Thực ra thì khó khăn nhiều lắm. Cô giáo bình thường ngồi để cầm tay dạy, mình bất tiện khiếm khuyết nên tận dụng những cái mình có được. Ngồi ghế lòn chữ đầu tiên, cô trò với nhau gian nan. Mệt không ăn nổi, làm chuyện khác có kinh phí, sự yêu mến của tụi nhỏ tiếp tục khi nào phụ huynh cần mình, tin tưởng mình, ở xa đi nửa tiếng anh chị làm công nhân, ông bà mượn xe đưa đi, vất vả, phụ huynh động lực cho mình, cần mình, chỉ cần mình cố gắng chút xíu mình giúp người khác.”

tc24h-2010-39-7.jpg
Các em rất thích được cô giáo Thảo dạy học

Em Nguyễn Thị Ngọc Giàu, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh: “Cô Thảo dạy hay lắm, con thích xuống đây học”.

Không chỉ dạy học miễn phí, cô ba ấp Ràng - Huỳnh Thanh Thảo còn lập thư miễn phí ngay trong chính nhà mình. Ban đầu thư viện được mở để phục vụ cho chính học sinh của cô ba, vốn là những người ham đọc, ham học nhưng thiếu sách. Nay thư viện trở thành nơi lui tới thường xuyên của học sinh, công nhân không chỉ của ấp Ràng mà cả khu vực lân cận. Cô gái với chiều cao vẻn vẹn 65cm này còn là người điều hành Quỹ học bổng Cô Ba ấp Ràng dành cho trẻ em nghèo hiếu học trên địa bàn huyện Củ Chi.

tc24h-2010-39-5.jpg
Thư viện sách do chị  Huỳnh Thanh Thảo thành lập, trở thành nơi lui tới thường xuyên của học sinh, công nhân không chỉ của ấp Ràng mà cả khu vực lân cận

Ông Huỳnh Văn Ru, cha chị Thảo: “Con mình nó đã như vậy gia đình rất tạo điều kiện, thấy nó cố gắng dữ lắm. Giờ mở thư viện cho mấy em đọc sách, vậy mà còn tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện lắm đó cô chú”.

Chị Huỳnh Thanh Thảo: “Cứ sống và nỗ lực hết mình thôi, không có gì trọn vẹn hết.”

36 tuổi với không ít lần phải giành giật sự sống từ tay tử thần nhưng cô ba Huỳnh Thanh Thảo vẫn chọn sống là cho đi. Đó cũng là cách Thảo khẳng định giá trị của bản thân và ý nghĩa của 3 chữ biết yêu thương.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Sáng tạo gốm Chăm để bảo tồn di sản

Ngoài nét đặc sắc về ẩm thực và dịch vụ du lịch, Ninh Thuận còn được biết tới với vẻ đẹp văn hóa Chăm. Trong đó, Gốm Chăm ngày nay không chỉ giữ gìn g ...