Ngăn chặn tảo hôn - đưa trẻ em gái Raglai đến trường

 
Ngăn chặn tảo hôn - đưa trẻ em gái Raglai đến trường

VTV9.vtv.vn - Trẻ em gái chỉ mới 13,14 tuổi đã lấy chồng, sinh con. Đây từng là thực tế nhức nhối tại vùng đồng bào Raglai ở các tỉnh Nam Trung bộ. Cũng vì vậy, Hội Phụ nữ đã có những cách truyền thông phù hợp, cùng với những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nên đến nay, nạn tảo hôn đã giảm đáng kể.

Như tại tỉnh Khánh Hòa, khi những trẻ em gái Raglai được đến trường cũng đồng nghĩa tăng thêm nhiều cơ hội để phụ nữ tại những miền núi khó khăn thay đổi cuộc sống. Chính các em cũng thấy vui và hạnh phúc với những đổi thay này. 

Đến các gia đình có trẻ em gái… Lần nào cũng vậy, chị Dung vẫn nhắc đi nhắc lại một chuyện từng để lại  nỗi buồn ở các làng đồng bào Raglai xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây, từng là điểm nóng về nạn tảo hôn. 10 năm trước, chỉ một xã này đã có đến 47 trường hợp tảo hôn. Cũng từ đó đến nay, các cán bộ Hội Phụ nữ như chị Dung tìm nhiều cách để đẩy lùi tảo hôn.

2010- PNHN-.CAO THI KIM DUNG-Ngăn chặn tảo hôn - đưa trẻ em gái Raglai đến trường .jpg
Chị Cao Thị Kim Dung - Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Chị Cao Thị Kim Dung - Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa: “Có chồng có vợ sớm, sinh con, em bé bị suy dinh dưỡng, khổ lắm thành thử mình muốn tuyên truyền cho lớp trẻ hôm nay phát triển hơn”.
Để thay đổi suy nghĩ của cả 1500 hộ gia đình trong xã Cam Thịnh Tây là không đơn giản. Nhưng, tuyên truyền theo kiểu "mưa dầm thấm lâu", đến lúc này, hầu hết các gia đình đồng tình: trẻ em gái cần được đi học đến nơi đến chốn.

Ông Măng Nhia - Xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa: “Đi học hết. Không ở nhà như ngày xưa. Ngày xưa toàn đi chăn bò, chăn trâu”.
Ngày trước, không ít người trong làng ở độ tuổi như Vy đã có chồng, sinh con. Nhưng, Vy thì khác. Em đang là học sinh lớp 9. Đi học đã giúp cho những em gái đồng bào Raglai thay đổi số phận. Ngôi trường mà Vy đang học có 240 học sinh, 2/3 là học sinh nữ.

2010- PNHN-PHUONG VY-Ngăn chặn tảo hôn - đưa trẻ em gái Raglai đến trường .jpg
Em Cao Thị Phương Vy - Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa

Em Cao Thị Phương Vy - Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa: “Đến đây, con thấy thích học, được gặp nhiều bạn bè, thầy cô giáo chỉ dạy cho con biết nhiều kiến thức hơn”. Tỉnh Khánh Hòa,  từ nhiều năm qua đã có những chính sách đặc thù hỗ trợ giáo dục đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như hỗ trợ 100% học phí, hỗ trợ chi phí học tập…
Đặc biệt, ở những trường phổ thông dân tộc nội trú, các em học sinh được tạo điều kiện ăn ở, học hành. Được đi học,  hàng ngày lại có những bữa ăn ngon hơn ở nhà. Những điều như thế đã khiến  các gia đình trong làng Raglai, ai cũng muốn con được đến trường.

Chị Thị Ngọc Hông - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa: “Hội phụ nữ phối hợp với hệ thống chính trị thôn đến hộ dân để tuyên truyền, lắng nghe từng hộ gia đình có con em đang đi học, mục đích là vận động các em đến trường, không lấy chồng sớm”.
Thêm một ngày đến trường, thêm nhiều niềm vui đối với trẻ em gái vùng đồng bào Raglai. Bây giờ, các em đều không muốn lặp lại nạn tảo như các mẹ, các bà ngày trước. Và đi học là cách để các em thay đổi số phận cho phụ nữ ờ miền núi xa xôi này .

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Nhà hàng tấp nập tìm lao động Tết

Thời điểm cuối năm, tình hình kinh doanh của nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực khởi sắc nên nhu cầu tuyển lao động thời vụ đang tăng cao.

 
 

Săn trứng kiến vàng

Nếu như mắm bò hóc là tinh hoa ẩm thực của người Khmer khiến cho người Kinh, người Hoa ưa chuộng và học cách chế biến để ăn uống và kinh doanh, thì mó ...