Xu hướng đào tạo ngành dữ liệu

 
Xu hướng đào tạo ngành dữ liệu

VTV9.vtv.vn - Năm 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của dữ liệu khi chuyển đổi số, AI và Big Data trở thành nền tảng cốt lõi trong nhiều lĩnh vực. Để đón đầu nhu cầu nguồn nhân lực, hàng loạt các cơ sở đào tạo Đại học mở ngành học liên quan đến dữ liệu. Dữ liệu không còn là lựa chọn mang tính tiên phong mà đây là xu hướng đào tạo không thể đảo ngược.

Sau 2 năm mở ngành Khoa học Dữ liệu, trong năm 2025 này, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh mở thêm ngành phân tích dữ liệu. Với ngành này sinh viên có thể lựa chọn 2 hướng phát triển là phân tích dữ liệu kĩ thuật và phân tích dữ liệu kinh doanh. Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh là Đại học đầu tiên đào tạo về phân tích dữ liệu kĩ thuật.

TC24h-1002-14 nguyen truong thịnh.jpg
Giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Trường Thịnh - Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Trường Thịnh, Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Hiện nay trong cuộc sống thì tất cả các ngành nghề, tất cả các lĩnh vực đều dựa trên nền tảng của cơ sở dữ liệu dữ liệu. Chúng ta nắm được dữ liệu là chúng ta chiến thắng trong tất cả mọi cái cuộc đua, trong cái việc mà phát triển về công nghệ. Do đó, khi mà nhận thấy cái sự tiềm năng này thì Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã mở thêm một chương trình đào tạo mới”.

Đây cũng là lí do trong năm 2025 có đến 6 cơ sở giáo dục Đại học mở ngành về dữ liệu hoặc liên quan sử dụng dữ liệu. Thống kê từ trang tuyển dụng VietnamWorks cho thấy trong 3 năm qua nhu cầu tuyển dụng ở 3 vị trí là chuyên viên dữ liệu, kĩ sư dữ liệu, kĩ sư AI tại Việt Nam đã tăng hơn 60%. Hơn 80% doanh nghiệp lớn tại VN hiện nay đang đầu tư vào AI và khoa học dữ liệu.

TC24h-1002-14 pham quoc việt.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quốc Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing TP. Hồ Chí Minh

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quốc Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing TP. Hồ Chí Minh: “AI len lỏi vào đời sống xã hội, internet thay đổi hành vi con người tổ chức doanh nghiệp thích nghi, vì vậy có một số ngành nghề mới phát triển, trường phát triển Khoa học dữ liệu”.

Việc ra đời Nghị quyết 57 của Bộ chính trị, trước đó là Nghị quyết 01 của Chính phủ với mục tiêu phát triển nhân lực công nghệ số trong năm 2030 mở ra cơ hội lớn trong đào tạo nhân lực dữ liệu tại VN. Đón đầu chính sách không chỉ giúp trường Đại học tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Báo cáo từ Diễn đàn kinh tế thế giới, trong vòng 5 năm tới, nhóm ngành công nghệ và dữ liệu dự kiến sẽ tạo ra 10 triệu việc làm mới.

Giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Trường Thịnh, Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Hiện nay nhu cầu đối với ngành phân tích dữ liệu không bó hẹp và gần như tất cả các ngành nghề ở trong thị trường đang có nhu cầu rất là nhiều trong ngành này. Các bạn có thể làm kỹ sư về dữ liệu, kỹ sư phân tích dữ liệu hoặc là các bạn có thể là trở thành một kỹ sư trong lĩnh vực về trí tuệ nhân tạo, ví dụ như các kỹ sư về dữ liệu trong cái mô hình để mà tạo nên mô hình về trí tuệ nhân tạo hoặc là các kỹ sư sản xuất hoặc là các vị trí về đánh giá chất lượng sản phẩm. Tất cả cái đó nó đều là liên quan tới vấn đề dữ liệu.”

Dữ liệu là ngành đào tạo xu hướng tất yếu trong kỉ nguyên số. Cũng như ngành công nghiệp bán dẫn, với ngành học của tương lai này cần chiến lược phát triển cụ thể để dữ liệu trở thành ngành tế mũi nhọn, là động lực phát triển mới của đất nước.

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục