Doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện nghị quyết 57

 
Doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện nghị quyết 57

VTV9.vtv.vn - Nghị quyết 57 do Bộ Chính trị ban hành với mục tiêu thúc đẩy đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Để cụ thể hóa nghị quyết nhanh và sớm bằng hành động cụ thể, hàng loạt cơ quan quản lí nhà nước đã thành lập ban triển khai nghị quyết.

Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp ngoài công lập chủ động thành lập Ban 57 để triển khai nghị quyết như trong phóng sự sau, không chỉ khẳng định tính lan tỏa của nghị quyết mà còn cho thấy tinh thần tiên phong của doanh nghiệp. 

Nhờ có ban triển khai nghị quyết 57 mà khó khăn lớn nhất của công ty này khi triển khai nghiên cứu sản phẩm máy bay không người lái đã được giải quyết. Hiện hội đồng khoa học của CT UAV có 50 tiến sĩ, trong đó thu hút được 2 tiến sĩ từng đoạt giải quốc tế về toán học.

TC24h-0203-13 tran van khôi.jpg
Ông Trần Văn Khôi - Giám đốc Dự án Công ty CT UAV, Tập đoàn CT group

Ông Trần Văn Khôi, Giám đốc Dự án Công ty CT UAV, Tập đoàn CT group: “CT UAV không phải sở hữu lượng nhân tài một cách trực tiếp mà chúng tôi đặt các mối liên hệ dựa vào sự hỗ trợ từ phía Ban 57 để chúng tôi có những mối liên hệ đó và đặt những bài toán rất cụ thể để các phòng thí nghiệm và mọi nhân sự khắp nơi trên thế giới chúng ta cùng hợp tác giải quyết một cái vấn đề cụ thể”.

Ban 57 được đơn vị được thành lập ngay khi Nghị quyết 57 được triển khai. Nhiệm vụ của ban là hỗ trợ thu hút nhân tài, kết nối các nguồn lực, tư vấn hỗ trợ pháp lí… để 8 đơn vị thành viên phát triển dự án, sản phẩm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, sớm đưa ra thị trường. Đích đến xa hơn của doanh nghiệp, từ ban 57 tạo thành mạng lưới kết nối cộng đồng sáng tạo để Việt Nam sớm tự chủ và làm chủ được công nghệ lõi.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn CT group: “Các bộ, ngành, đơn vị cũng sẽ bắt đầu. Các bộ, ngành và các địa phương cũng sẽ triển khai các tổ chức Ban 57 của mình và Ban 57 của chúng tôi sẽ là một thành viên mô hình tích cực, điển hình để kết nối với lại các Ban 57 khác và cái máy gia tốc này không chỉ là đóng vai trò thúc đẩy mà còn đóng vai trò là phối hợp đồng bộ và khi mà chúng tôi kết hợp với nhau thì tạo ra một sự cộng hưởng chung”.

Không chỉ tạo ra giá trị cho chính bản thân doanh nghiệp khi nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, sự chủ động của doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp mang yếu tố dẫn dắt khi thực hiện nghị quyết 57 còn tạo giá trị lớn hơn.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn CT group: “Sau khi chúng tôi đã có những trải nghiệm như thế thì rất là thực tế tiễn. Chúng ta có những kiến nghị rất là cụ thể và chúng tôi sẵn sàng là bằng kinh phí của tổ chức để mà làm thí điểm, để cho Nhà nước thấy rằng là chúng ta làm như thế nó sẽ kết quả là như thế”.

TC24h-0203-13 pham phú trường.jpg
Ông Phạm Phú Trường - Phó Giám đốc Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ông Phạm Phú Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: “Chúng ta phải thấy rõ rằng vai trò của doanh nghiệp trên toàn cầu về công nghiệp cách mạng, công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực chuyển đổi số trong lĩnh vực trí trí tuệ nhân tạo, sản xuất thông minh đều đi xuất phát từ cái nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, cho nên là khi mà đặt đúng vào tâm thế thì doanh nghiệp họ sẽ chủ động hơn thì những cái chính sách của chúng ta nó sẽ đi vào thực tiễn nhiều hơn, lúc đó sẽ rất là dễ cho việc nền kinh tế sẽ trở mình, vươn mình và đột phá hơn”.

Hơn 90% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp và vừa. Vì thế rất cần sự tiên phong doanh nghiệp lớn mang tính dẫn dắt. Không chỉ tạo được sự đồng bộ khi thực hiện nghị quyết mang tính quyết tâm chính trị cao đổi mới, đột phá trong phát triển khoa học công nghệ mà còn thúc đẩy lẫn nhau. Đây mới là nền tảng để tạo nên những xung lực mới cho nền kinh tế, hướng tới nền kinh tế số.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục