Thu hút lao động khi TP. Hồ Chí Minh mất sức hút lao động

 
Thu hút lao động khi TP. Hồ Chí Minh mất sức hút lao động

VTV9.vtv.vn - Năm 2024 là năm mà các doanh nghiệp đa số đều gặp tình trạng thiếu hụt lao động. Trong đó có những doanh nghiệp, số lượng nhân sự tuyển được chỉ đạt một nửa so với nhu cầu thực tế. Không khó để hình dung ra một cuộc đua tuyển dụng của các doanh nghiệp trong bối cảnh kiếm không ra người làm.

Tuy nhiên, tại TP Hồ Chí Minh, cũng đã có những doanh nghiệp đứng ngoài cuộc đua này. Bởi họ sớm có lời giải cho bài toán tuyển dụng khi thành phố không còn là lựa chọn duy nhất của lao động cần việc làm. 

Không có bảng quảng cáo tuyển lao động dù năm 2024, khó khăn trong tuyển dụng đã khiến công ty này không thể mở thêm 2 chuyền mới như dự định. Nhưng ngay sau Tết Ất Tỵ, doanh nghiệp đã có đủ nhân lực thông qua kênh tuyển dụng đặc biệt.

TC24h-0703-12 thanh sơn.jpg
Ông Trần Thanh Sơn - Trưởng phòng Tổ chức, Công ty TNHH May Song Ngọc, TP. Hồ Chí Minh

Ông Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức, Công ty TNHH May Song Ngọc, TP. Hồ Chí Minh: “Công ty đã cam kết về việc làm, cam kết về thu nhập ổn định, chính vì cam kết đó, người lao động trực tiếp làm việc thì họ truyền miệng với nhau, họ mời bạn bè anh em, công ty có chính sách lương bổng phúc lợi tốt thì người lao động mới đến”.

Công ty này tuyển dụng song song 300 lao động cho nhà máy tại TP Hồ Chí Minh và 1.000 cho cơ sở tại miền Tây Nam bộ, nhưng 1.000 đã hoàn tất còn 300 thì vẫn khó khăn. TP Hồ Chí Minh đang dần mất đi sức hút với lao động ngoại tỉnh, lực lượng chiếm đến hơn 60% nguồn nhân lực hiện có, bởi mức lương tương đương nhưng chi phí sinh hoạt lại chênh lệch quá nhiều. Vì vậy ngoài phúc lợi và thu nhập, cần thêm yếu tố cạnh tranh. 30% người lao động của công ty này có thâm niên từ 10 năm trở lên và đây chính là nền tảng cho ổn định sản xuất trong bối cảnh khó tuyển dụng lao động mới.

Ông Nguyễn Thành Tài, Chủ tịch Công đoàn, Công ty CP Đại Đồng Tiến, TP. Hồ Chí Minh: “Lao động phổ thông thăng tiến lên cấp nhân viên, từ cấp nhân viên có thể thăng tiến lên cấp tổ trưởng hoặc trưởng ca. Họ có sự phấn đấu, nỗ lực hết mình để tạo cơ hội thăng tiến, nâng cấp bản thân hơn, có công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn”.

Quý 1 năm 2025, TP. Hồ Chí Minh cần hơn 50.000 lao động, tăng 7% so với năm 2024, do nhu cầu mở rộng sản xuất và chuyển đổi việc làm. Khó khăn trong nguồn cung theo truyền thống, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thâm dụng lao động đã tìm đến dịch vụ cung ứng lao động cho thuê lại.

TC24h-0703-12 thanh loan.jpg
Bà Cao Lê Thanh Loan - Giám đốc cấp cao Bộ phận Cho thuê lại lao động, Tư vấn nhân sự Tập đoàn Manpower Group Việt Nam

Bà Cao Lê Thanh Loan, Giám đốc cấp cao Bộ phận Cho thuê lại lao động, Tư vấn nhân sự Tập đoàn Manpower Group Việt Nam: “Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng dự trữ nguồn lao động đào tạo trước, chúng tôi có những giải pháp về lao động cho doanh nghiệp, chúng tôi có lực lượng lao động có thể luân chuyển được giữa các tỉnh thành và khu vực khác nhau, chúng tôi cũng có giải pháp cho doanh nghiệp khi vào cao điểm cần lao động đáp ứng được liền.”

Căn cơ hơn, TP Hồ Chí Minh cần có những chính sách đặc biệt về an sinh xã hội để hoàn thành mục tiêu bổ sung hơn 14.000 nhân lực cho chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của năm 2025.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Giá điện tăng từ ngày mai

Từ ngày mai (10/5), giá điện chính thức tăng theo quyết định của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

 

Thế giới chào đón tân Giáo hoàng

Khói trắng đã xuất hiện trên ống khói Nhà nguyện Sistine vào đêm qua, theo giờ Việt Nam, trong ngày thứ hai diễn ra Mật nghị Hồng y bầu người kế nhiệm ...