Rong ruổi phương Nam: Khám phá Gành Son - Kỳ thú nơi biển xanh

 
Rong ruổi phương Nam: Khám phá Gành Son - Kỳ thú nơi biển xanh

VTV9.vtv.vn - Vùng đất đầy nắng và gió, sở hữu bờ biển trải dài hơn 190km cùng những kiến tạo độc đáo của thiên nhiên. Đó là những ấn tượng cho du khách trong hành trình khám phá khi đến Bình Thuận. Miền biển không chỉ có bờ cát trắng trải dài mà còn khác biệt với đồi cát đỏ, những dải đồi đất sét được hình thành từ quá trình kiến tạo của thiên nhiên đã mang đến sự kỳ thú ở miền biển xanh Nam trung bộ.

Ông Mai Đàng Quốc Khả - PGĐ Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận: “Tại Bình Thuận có 2 điểm Gành son rất nổi tiếng đó là khu vực Gành Son Suối Tiên tại Mũi Né và hiện tại Gành son mà chúng ta đang đứng là Gành Son Chí Công. Khi nhắc đến Gành Son sẽ nghĩ ngay đến vùng biển hết sức yên bình”.

Gành Son nằm ở vùng cửa biển Tuy Phong -Bình Thuận. Điểm kỳ thú của địa danh này bắt nguồn từ chính tên gọi. Gành đất sét giữa khung cảnh vùng biển hoang sơ nổi bật với màu đỏ rực như son. Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì màu đỏ của gành đá là từ máu của chim phượng hoàng đã hy sinh khi bảo vệ người dân làng biển trước sóng dữ. Nhưng thực tế bức tranh cảnh quan tựa sơn thủy được hình thành từ chính quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm ở vùng cửa biển.

3.jpg
Ông Mai Đàng Quốc Khả - PGĐ Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Ông Khả cho biết thêm: “Gành Son trải dài khoảng 300 mét, đặc điểm ở đây là đất đỏ và qua quá trình thiên nhiên mưa gió, gió biển thổi vào làm bào món, cát bay tạo nên những hình thù đẹp mắt”.

Từ vị trí Gành Son, chúng tôi được người dân địa phương giới thiệu cách đó khoảng 30 km là địa điểm Gành đất sét pha cát trải dài tại khu vực Suối Tiên. Nơi đây được mệnh danh là con suối có 1 không 2 tại Việt Nam với dòng nước đỏ cam đặc trưng nhuộm màu cát. Những nhũ cát được cấu tạo từ đất sét pha cát bị bào mòn theo thời gian mang nhiều hình thù lạ mắt. Điều đặc biệt là cát ở đây kết dính tạo thành những vách núi cứng cáp được đánh giá cao về mặt khoa học địa chất. Nhiều du khách đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho miền biển này.

1.jpg
Điều đặc biệt là cát ở đây kết dính tạo thành những vách núi cứng cáp được đánh giá cao về mặt khoa học địa chất

Nép mình bên gành biển là những làng chài mộc mạc, bình yên với nghề thuyền thúng, đi lưới đánh bắt thủy hải sản. Không chỉ khám phá phong cảnh mà tại đây chúng tôi đã có dịp được trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt, lao động của bà con ngư dân ven bờ. Đến làng chài Phước Thể vào thời điểm thuyền cập bến, để cảm nhận rõ biển chính là điểm tựa là mạch sống của bà con ngư phủ từ bao thế hệ. Hơi thở của biển, vị mặn mòi của đại dương với những người con làng chài khỏe khoắn đã làm chúng tôi liên tưởng đến hình ảnh chân thực, sinh động như bao làng biển miền Trung trong tác phẩm Quê hương của nhà thơ Tế Hanh: 

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Nắng gió không chỉ tạo nên sự mạnh mẽ cho những người đàn ông vươn khơi bám biển mà phụ nữ ở đây cũng không ngại vất vả, chịu khó với nhiều công việc theo hậu cần nghề biển. Công việc của phụ nữ làng chài cũng nặng nhọc không kém. Nhiều chị em tham gia các công đoạn phân loại, chuyển cá từ tàu lên bờ đến các khu chế biến và thu mua hải sản chuyển đi các nơi tiêu thụ. Những người phụ nữ tảo tần bám bờ mang hy vọng, gửi niềm tin cho mỗi chuyến biển trở về. Ở vùng cửa biển Tuy Phong một trong những loại hải sản đặc trưng có lẽ là các loài ốc được đánh bắt ngay trong đêm và cập cảng vào sáng sớm. Phong phú, đa dạng, tươi sống đó chính là những gì đang hiện diện ở vựa thu mua hải sản ngay tại bến cảng.

Để có được món quà từ biển thế này đòi hỏi kinh nghiệm trong quá trình đánh bắt cho đến sự cần cù chịu khó của bà con ngư dân với từng công đoạn. Khai thác nguồn lợi từ biển còn được sáng tạo từ những điều tưởng chừng như bỏ đi. Phóng viên Bảo Lộc: “Đi trên những bãi biển như thế này thì tôi có thể dễ dàng bắt gặp những vỏ ốc và qua sự sáng tạo, khéo léo của người dân địa phương thì chúng sẽ được biến thành những món đồ trang sức hoặc thủ công mỹ nghệ hết sức độc đáo”.

Kẹp tóc, vòng tay, móc khóa…tất cả đều được chế tác từ các loại sòốc. Đa dạng về chủng loại màu sắc kích thước, những vật tưởng chừng như bỏ đi tại trở thành món quà lưu niệm mang đậm dấu ấn địa phương. Đến đây du khách như cảm nhận được không gian của biển được thu nhỏ trong gian hàng này, đặc biệt là đối với những ai yêu thích thủ công thì đây là lựa chọn không thể bỏ qua.

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Hôm nay có gì (02/01/2025)

Chung kết ASEAN Cup lượt đi giữa 2 đội tuyển Việt Nam và Thái Lan - Hài kịch "13 đức thầy - đức thầy 13".

 
 

Hôm nay có gì (01/01/2025)

Hoạt động chào năm mới tại Thảo Cầm Viên - Kịch nói “Trạm cứu hộ động vật”.

 
 
 

Hôm nay có gì (30/12/2024)

Ngày hội du lịch "Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ" lần thứ VII - Chuyên đề "Hoa nở từ đất - Hoa trong nghệ thuật gốm sứ phương Đông"