Thời sự: Toàn cảnh 24h (28/9/2024)

 
Thời sự: Toàn cảnh 24h (28/9/2024)

VTV9.vtv.vn - Nứt lớn trên sườn núi Ngọc Linh - Sơ kết, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3

Nứt lớn trên sườn núi Ngọc Linh

Sườn núi Ngọc Linh tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đang xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét. Dưới chân núi hiện có gần 20 hộ dân, nhiều  trường học, trụ sở làm việc của chính quyền xã Trà Linh. Hiện chính quyền địa phương đang khẩn trương rà soát hiện trường, cắt cử lực lượng theo dõi diễn biến bất thường để cảnh báo kịp thời cho người dân sơ tán khi có tình huống khẩn cấp. Tại huyện Nam Trà My, hiện có 45 điểm sạt lở đất trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến hơn 10 ngàn người.  

Sơ kết, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3   

Sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3, kết nối trực tuyến với điểm cầu tại 26 địa phương chịu ảnh hưởng của bão và mưa lũ.   

Theo các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị, bão số 3 là cơn bão dị thường. Công tác dự báo cơ bản sát tình hình. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống, khắc phục hậu quả rất kịp thời, quyết liệt, xuyên suốt từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đến bộ, ngành, địa phương; cùng sự vào cuộc trách nhiệm, khẩn trương, hiệu quả của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, do có nhiều đặc điểm chưa có tiền lệ nên cơn bão đã gây ra thiệt hại rất nặng nề về người, tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của Nhân dân. 334 người đã thiệt mạng, mất tích. Thiệt hại về kinh tế ước tính sơ bộ là hơn 81 nghìn tỷ đồng, nặng nhất là về nông nghiệp. 

tc24h-2809-9-1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3  

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại của nhân dân, trong đó có những mất mát không bao giờ bù đắp được, đó là thiệt hại về người. Thủ tướng nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm trong phòng chống, khắc phục hậu quả cơn bão. Đó là, công tác dự báo, cảnh báo phải kịp thời, chính xác, từ sớm từ xa. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát tình hình thực tế, quyết liệt, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, tất cả vì lợi ích nhân dân và đất nước, thực hiện nghiêm "4 tại chỗ". Các bộ, ngành cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và sự chỉ đạo của cấp trên để chủ động, tích cực ứng phó. Đặc biệt, phải coi trọng công tác truyền thông, hướng dẫn kỹ năng cho người dân. 

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện khẩn trương, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong Nghị quyết 143 của Chính phủ để nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Tiếp tục khắc phục các hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông bị hư hỏng, nhất là trường học, trạm y tế, bệnh viện, phải hoàn thành trong tháng 10. Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải hỗ xây dựng nhà mới cho các gia đình bị mất nhà cửa, đảm bảo 3 cứng "vách cứng, mái cứng, nền cứng" và chậm nhất đến 31/12 phải hoàn thành.  

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (18/10/2024)

Ngân hàng bơm vốn lãi suất thấp cho doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh xây dựng đề án để phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối Gần 130 hộ có ...

 
 

Alo Doctor (18/10/2024)

Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh tăng tốc ghép tạng cứu người bệnh - Lần đầu tiên triển lãm AI về sức khỏe và phòng vệ HPV tại Việt Nam - Đình ch ...

 
 
 

Thời sự: Sáng Phương Nam (18/10/2024)

Thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở Daklak - TP. Hồ Chí Minh yêu cầu không cho xe lưu thông trong khu vực trường học - Xe giường nằm cháy tr ...