Tính toán để việc mở rộng cao tốc hiệu quả

VTV9.vtv.vn - Tình trạng ùn ứ trên cao tốc căng thẳng khi có đoạn tuyến phải sửa chữa, nhưng trong điều kiện bình thường, chỉ một vụ va chạm, cao tốc cũng có thể bị ùn ứ, thậm chí là kẹt xe kéo dài hàng giờ liền. Thực tế này đòi hỏi các giải pháp khẩn trương mở rộng cao tốc. Tuy nhiên, để cao tốc phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng, phải có những giải pháp căn cơ, bám sát thực tế.
Theo khảo sát, những năm gần đây, lưu lượng phương tiện tăng cao khiến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây quá tải. Đoạn từ nút giao An Phú (TP. Hồ Chí Minh) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Đồng Nai) vượt 25% so với năng lực thiết kế. Đến năm 2026, sân bay Long Thành khai thác, dự án sẽ không thể đáp ứng nếu không được mở rộng. Vì vậy, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang được tính toán để mở rộng từ 4 làn lên 8-10 làn xe, khả năng khởi công dự án mở rộng vào ngày 19/8. Theo các chuyên gia, trước khi tính toán đến chuyện mở rộng, cần tận dụng lợi thế đường ưu tiên trên nhiều cao tốc hiện nay.

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh: “Nếu như đảm bảo cao tốc không bị ứ, không bị tắc, có nghĩa là không bị tê liệt luôn trong những trường hợp tai nạn xoay ngang xe thì thứ nhất chúng ta phải có cơ chế khẩn cấp khi giải cứu. Khi có tai nạn là chúng ta phải xử lý ngay. Thứ 2 là chúng ta phải có làn ưu tiên. Bởi vì làn ưu tiên đó chỉ ưu tiên trong khoảng vụ tai nạn đó chứ không phải chúng ta ưu tiên luôn cả tuyến, chúng ta không phải lo về vấn đề gì cả”.
Cũng theo các chuyên gia, số km đường cao tốc tính trên mật độ dân số ở các tỉnh phía Nam còn rất thấp. Việc mở rộng cao tốc là chuyện sẽ phải thực hiện trong nay mai. Tuy nhiên, một dự án mở rộng cao tốc đã có sẵn rất tốn kém. Chi phí có khi bằng thực hiện một cao tốc mới. Trong khi đó, nguồn lực ở các địa phương dành cho giao thông, hạ tầng còn phải dành để thực hiện nhiều công trình trọng điểm khác.

Tiến sĩ Dương Như Hùng - Trưởng khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh: “Một giải pháp nữa chúng ta phải cân nhắc là phát triển những thành phố vệ tinh thì phương án đó để giảm đi lại. Chứ còn nếu không giảm người ta đi lại thì có mở rộng cao tốc đến kiểu nào là người ta vẫn cứ từ TP. Hồ Chí Minh chạy lên kia. Câu chuyện lớn hơn là xây dựng những Thành phố vệ tinh để người ta đi làm xung quanh đó: bệnh viện trường học, các cơ sở làm việc”.

Theo các chuyên gia, việc thực hiện các đường cao tốc không chỉ phải dự báo được lưu lượng trong tương lai, mà còn phải tạo ra hướng mở để dù lưu lượng tới đâu, việc mở rộng cao tốc cũng nằm trong khả năng tính toán.
Văn bản

Văn bản

Cùng chuyên mục
Giải quyết tình trạng trùng tên đường sau sáp nhập
Tình trạng trùng tên đường vốn đã tồn tại từ lâu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - ...
thứ ba, 22/7/2025
Khó xây dựng điểm chuẩn chung khi điểm tổ hợp chênh lệch
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm chênh lệch giữa 7 tổ hợp xét tuyển truyền thống. Đây là căn cứ để các trường tham khảo xây dựng bảng quy đổi đ ...
thứ ba, 22/7/2025
Kiểm tra đột xuất tại bến tàu du lịch Nha Trang
Nhìn lại sự cố lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long vào ngày 19-7 vừa qua càng cho thấy công tác đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia hoạt động du l ...
thứ ba, 22/7/2025
Gama – Dục Tốc Bất Bại: Vòng đua thứ 2 – Các chiến binh bước vào cuộc bứt phá đầy kịch tính
Sau những thử thách đầu tiên đầy cam go, vòng đua thứ 2 của Gama – Dục Tốc Bất Bại chính thức khởi động. Các chiến binh không còn giữ thế thăm dò mà đ ...
thứ ba, 22/7/2025
Dự báo thời tiết (22/7/2025)
thứ ba, 22/7/2025
Các biện pháp đề phòng cây ngã đổ mùa mưa bão
Bão số 3 Wipha đổ bộ cũng khiến nhiều cây xanh trên cả nước bị bật gốc, ngã, đỗ… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân. Sau đây là giải pháp để b ...
thứ ba, 22/7/2025
Tin mới
Văn bản
