TP. Hồ Chí Minh: mô hình 2 trong 1 tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

 
TP. Hồ Chí Minh: mô hình 2 trong 1 tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

VTV9.vtv.vn - TP. Hồ Chí Minh đang triển khai chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp năm 2024, tập trung vào việc kết hợp đào tạo nghề với kiến thức văn hóa. Các trường cao đẳng và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sẽ tổ chức mô hình "2 trong 1," vừa hướng nghiệp vừa dạy nghề song song cho học sinh THPT, giúp các em có định hướng rõ ràng và kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Học viên của lớp trung cấp điều dưỡng này đều là học sinh lớp 11 của Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An. Và đây cũng là năm thứ 2, em Phùng Thanh Trúc cùng các bạn sáng học văn hóa, chiều học nghề, để đạt được mục tiêu mà em đã lựa chọn từ khi vào lớp 10.

TC24H-3010-18 Phung Thanh Trúc.jpg
m Phùng Thanh Trúc - học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn A

Em Phùng Thanh Trúc, học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP. Hồ Chí Minh: “Chương trình nhẹ, học xong con có được 1 cái bằng phổ thông, 1 cái bằng nghề. Cái bằng nghề điều dưỡng giúp con tìm được việc dễ dàng hơn, có thể phụ giúp gia đình sớm hơn”.

Lớp học chăm sóc sắc đẹp này không chỉ được giảng dạy trực tiếp bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đến từ trường trung cấp nghề, mà còn có được những trang thiết bị cập nhật nhất với xu thế của thị trường. Một việc mà cơ sở giáo dục công lập rất khó có thể làm được với cơ chế mua sắm như hiện nay. Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An hiện đang kết nối với 7 trường trung cấp nghề cho 9 chương trình đào tạo theo mô hình 2 trong 1.

TC24H-3010-18 Đỗ MInh Hoàng.jpg
Ông Đỗ Minh Hoàng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An

Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP. Hồ Chí Minh: "
Chúng ta có nhiều trường và chúng ta nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động đang cần cho tương lai 2,3 năm nữa thì chúng ta phối hợp với những ngành nghề đó để tuyển sinh. Như vậy thì giải quyết được bài toán không có sinh viên của trường nghề và bài toán việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp".

Ngoài 1.200 học sinh tại cơ sở chính, trung tâm còn có khoảng 900 học sinh đang học tại các trường trung cấp nghề có liên kết, để đáp ứng yêu cầu thực hành kỹ năng đặc thù của nghề nghiệp. Đây là con số cao hơn gần 10 lần so với trước khi thực hiện mô hình. Đây chính là đóng góp thiết thực giảm tỷ lệ gần 75% lao động Việt Nam không có trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục