TP. Hồ Chí Minh: Xuất khẩu tăng tốc nhờ thương mại điện tử

 
TP. Hồ Chí Minh: Xuất khẩu tăng tốc nhờ thương mại điện tử

VTV9.vtv.vn - Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển bùng nổ, không chỉ dẫn đầu trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Dự báo, quy mô thị trường sẽ đạt 25 tỷ USD vào năm 2024. Đặc biệt, thương mại điện tử xuyên biên giới đang là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường và khẳng định vị thế toàn cầu.

Hơn 17 triệu sản phẩm Việt đã xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử, tăng 50% giá trị. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào thời vụ và thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc, đồng thời khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. 

Hơn 100 sản phẩm gia vị của doanh nghiệp này đã có mặt ở 16 nước trên thế giới. Ngoài xuất khẩu theo kênh truyền thống thì những sản phẩm này còn được xuất khẩu qua kênh thương mại Amazon của Mỹ, đã góp phần đưa doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp mỗi năm đạt hơn 10 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần DH Food: “Kênh thương mại điện tử chúng tôi có thể bán được nhiều sản phẩm, có thể đưa sản phẩm mới, combo mới mà bình thường thuyết phục các nhà nhập khẩu tương đối khó.”

Những tháng cuối năm, tăng trưởng của doanh nghiệp xuất khẩu gỗ này tăng hơn 30% so với các tháng trước, một phần nhờ vào việc giới thiệu sản phẩm trên website.

TC24H-1412-13 Sang.jpg
Ông Nguyễn Văn Sang - Giám đốc điều hành nội ngoại thất Furnist

Ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc điều hành nội ngoại thất Furnist: “Thông qua website chúng tôi có rất nhiều khách hàng tìm tới, đặc biệt là các bước tiếp theo chúng tôi tổ chức các buổi họp online để khách hàng tìm hiểu thông tin sâu hơn, năng lực của nhà máy, tiêu chuẩn chất lượng của, cũng như mẫu mã và xem các chi tiết kỹ thuật rất là kỹ.”

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) hiện nay, có khoảng 53% doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tuyến qua sàn thương mại điện tử. Số còn lại là sử dụng website hoặc ứng dụng do doanh nghiệp tự xây dựng. Theo các chuyên gia, đây là kênh xuất khẩu tiềm năng giúp doanh nghiệp tăng doanh số, mở rộng thị trường nhanh chóng và giảm phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.

TC24H-1412-13 hiển.jpg
TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế

TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế: “Kênh thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, họ không chỉ là kênh bán lẻ mà họ còn kết nối với nhà cung cấp để bán cho thị trường. Đồng thời nơi đó giúp cho những thương buôn lớn tìm đến gặp những nhà sản xuất để kết nối hợp đồng thương mại, phát triển mặt hàng xuất khẩu mà không phải đi tìm kiếm thị trường, nhờ vậy mà doanh số xuất khẩu của chúng ta đang tăng, góp phần cho xuất khẩu chúng ta tăng tốt trong năm 2024.”

Đến nay, Việt Nam đang có hơn 17 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp được xuất khẩu qua các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, tăng 50% về giá trị và 40% về số lượng đối tác bán hàng. Nhiều nhận định cho rằng: để tận dụng cơ hội phát triển thị trường, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử, và xem đây là giải pháp chiến lược để hàng hóa của các doanh nghiệp vươn xa trên bản đồ kinh tế toàn cầu.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục